Thủ tục chấm dứt hoạt động văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC

Khi chấm dứt hoạt động của Văn phòng điều hành trong hợp đồng BCC thì Nhà đầu tư nước ngoài phải thông báo cho cơ quan đăng ký đầu tư về việc chấm dứt hoạt động. Vậy thủ tục chấm dứt hoạt động Văn phòng điều hành trong hợp đồng BCC được tiến hành như thế nào? Để giúp các nhà đầu tư nắm được rõ thủ tục trên, Luật Hồng Minh xin chia sẻ bài viết dưới đây: 

1. Hồ sơ thông báo chấm dứt Văn phòng điều hành

Theo quy định của Luật Đầu tư năm 2014 thì thành phần hồ sơ khi chấm dứt Văn phòng điều hành gồm những loại giấy tờ sau đây:

Thứ nhất, Đối với những Văn phòng chấm dứt hoạt động trước thời hạn thì phải có Quyết định chấm dứt hoạt động của văn phòng điều hành

Thứ hai, Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán

Thứ ba, Danh sách người lao động và quyền lợi người lao động đã được giải quyết

Thứ tư, Xác nhận của cơ quan thuế về việc đã hoàn thành các nghĩa vụ về thuế

Thứ năm, Xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội về việc đã hoàn thành nghĩa vụ về bảo hiểm xã hội

Thứ sáu, Xác nhận của cơ quan công an về việc hủy con dấu

Thứ bảy, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng điều hành

Thứ tám, Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Thứ chín, Bản sao hợp đồng BCC (là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế)

Ngoài ra trong trường hợp Nhà đầu tư ủy quyền cho người khác đi nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính thì người làm thủ tục nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết thủ tục đăng ký đầu tư phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác và các giấy tờ sau:

     + Hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa Nhà đầu tư và tổ chức làm dịch vụ nộp hồ sơ, nhận kết quả và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả; hoặc

     + Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả theo quy định của pháp luật.

Chấm dứt hoạt động văn phòng

2. Thủ tục chấm dứt hoạt động Văn phòng điều hành

Bước 1: Nhà đầu tư chuẩn bị bộ hồ sơ như trên

Bước 2: Nhà đầu tư gửi hồ sơ cho cơ quan đăng ký đầu tư

Thời hạn gửi: trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày có quyết định chấm dứt hoạt động của văn phòng điều hành.

Bước 3: Nhận kết quả

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng điều hành.

3. Chế tài xử phạt 

Khi chấm dứt hoạt động của Văn phòng điều hành thì Nhà đầu tư phải tiến hành thông báo cho cơ quan đăng ký đầu tư, nếu không thông báo Nhà đầu tư sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật, cụ thể theo điểm đ khoản 2 Điều 13 Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định như sau:

“ Điều 13. Vi phạm các quy định về hoạt động đầu tư tại Việt Nam

….

  1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
  2. a) Không thực hiện báo cáo về hoạt động đầu tư, báo cáo giám sát, đánh giá dự án đầu tư;
  3. b) Báo cáo không trung thực về hoạt động đầu tư;
  4. c) Đầu tư kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật đầu tư;
  5. d) Thành lập Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC) nhưng không đăng ký với cơ quan đăng ký đầu tư nơi đặt Văn phòng điều hành;

đ) Chấm dứt hoạt động Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC nhưng không thông báo cho cho cơ quan đăng ký đầu tư nơi đặt Văn phòng điều hành.

…”

Lời kết

Trên đây là những ý kiến tư vấn của Luật Hồng Minh chúng tôi về vấn đề quý khách hàng yêu cầu. Nếu quý khách hàng có câu hỏi hay băn khoăn nào khác xin vui lòng liên hệ đến số hotline: 0843.246.222 để được luật sư của chúng tôi tư vấn trực tiếp.

 

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức khác

Design by Công ty Công nghệ và Truyền thông Ngọc Thắng
0843.246.222