Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước.

;Trong thời kỳ xã hội đang ngày càng phát triển; các doanh nghiệp được đăng ký ngày càng nhiều, mô hình các doanh nghiệp ngày càng được mở rộng. Đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước nắm vai trò chủ chốt các ngành nghề kinh doanh trong nước. Vậy, Doanh nghiệp nhà nước là gì? Hoạt động như thế nào? Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước là gì? Trong bài viết dưới đây, Luật Hồng Minh sẽ cùng bạn tìm hiểu những vấn đề trên.

Vai trò, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu trong xử lý tài chính, xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại

1.Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020

2.Doanh nghiệp nhà nước là gì?

Doanh nghiệp nhà nước là:

Doanh nghiệp nhà nước là những cơ sở sản xuất kinh doanh do nhà nước sở hữu toàn bộ hay phần lớn vốn trong doanh nghiệp. Những doanh nghiệp này thuộc quyền sở hữu của nhà nước hay chủ yếu thuộc quyền sở hữu của nhà nước; do đó chính phủ có thể gây ảnh hưởng có tính chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đối với doanh nghiệp.

Theo khoản 1 Điều 4 Luật  Doanh nghiệp 2020 quy định: “ Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của Luật này.”

3.Phân loại doanh nghiệp nhà nước

Dựa theo nguồn vốn có hai loại:

  • Thứ nhất

Doanh nghiệp nhà nước do nhà nước sở hữu 100% vốn, gồm: công ty nhà nước; công ty cổ phần nhà nước; công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên; công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước hai thành viên trở lên.

  • Thứ hai

Doanh nghiệp do nhà nước có cổ, vốn góp chi phối, gồm: công ty cổ phần nhà nước mà nhà nước chiếm trên 50% cổ phiếu; công ty trách nhiệm hữu hạn mà nhà nước chiếm trên 50% vốn góp.

Dựa theo mô hình tổ chức quản lý:

  • Thứ nhất,

doanh nghiệp nhà nước có hội đồng quản trị: hội đồng quản trị là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước; chịu trách nhiệm trước nhà nước.

  • Thứ hai,

doanh nghiệp nhà nước không có hội đồng quản trị: giám đốc doanh nghiệp được nhà nước bổ nhiệm hoặc thuê để điều hành hoạt động của doanh nghiệp.

Dựa vào hình thức tổ chức doanh nghiệp nhà nước:

  • Thứ nhất,

công ty nhà nước: là doanh nghiệp do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ thành lập, tổ chức quản lý và tồn tại dưới hình thức công ty Nhà nước độc lập và tổng công ty nhà nước.

  • Thứ hai,

công ty cổ phần nhà nước: là công ty cổ phần mà toàn bộ cổ đông là các công ty nhà nước hoặc tổ chức được nhà nước ủy quyền góp vốn. 

  • Thứ ba,

công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên là công ty trách nhiệm hữu hạn do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ. 

  • Thứ tư,

  công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước có từ hai thành viên trở lên: là công ty trách nhiệm hữu hạn trong đó có tất cả các thành viên đều là công ty nhà nước hoặc có thành viên là công ty nhà nước, thành viên được ủy quyền góp vốn. Được tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp.

  • Thứ năm,

doanh nghiệp cổ phần, vốn góp chi phối của nhà nước: là doanh nghiệp mà cổ phần hoặc vốn góp của nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ. Nhà nước giữ quyền chi phối doanh nghiệp.

4.Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước

– Chủ đầu tư: là Nhà nước hoặc Nhà nước cùng với các tổ chức, cá nhân khác. Với tư cách là chủ đầu tư duy nhất vào doanh nghiệp, nhà nước có toàn quyền quyết định các vấn đề liên quan đến sự tồn tại và hoạt động của từng doanh nghiệp nhà nước. Trong đó, Nhà nước có quyền quyết định về hình thành, tổ chức lại và định đoạt; quyết định mục tiêu, chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư tài chính; quyết định mô hình tổ chức quản lý, quyết định giải thể; kiểm tra, giám sát thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của doanh nghiệp…..

– Sở hữu vốn: Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ (100%) hoặc sở hữu phần vốn góp chi phối (trên 50% nhưng dưới 100% vốn điều lệ).

– Hình thức tồn tại: doanh nghiệp nhà nước có nhiều hình thức tồn tại. Nếu doanh nghiệp nhà nước do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ thì có các loại hình doanh nghiệp như: công ty nhà nước; công ty cổ phần nhà nước; công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước. Nếu doanh nghiệp do nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ thì có thể tồn tại dưới các loại hình doanh nghiệp sau: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn

­- Trách nhiệm tài sản: doanh nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản của doanh nghiệp. Nhà nước chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi tài sản góp vốn vào doanh nghiệp.

– Tư cách pháp lý: doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân.

– Luật áp dụng: các công ty nhà nước đã thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần; công ty trách nhiệm hữu hạn sẽ tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp. Các loại doanh nghiệp nhà nước khác tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp.

5.Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp nhà nước.

Căn cứ theo Điều 90 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định doanh nghiệp nhà nước theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tổ chức quản lý theo một trong hai mô hình sau:

  • Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát;
  • Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát.

Đối với hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần. Nhà nước đóng vai trò là thành viên hoặc cổ đông của công ty.

6.Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp nhà nước.

Theo quy định tại Điều 7 Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp nhà nước có quyền sau:

  •  Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.
  • Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.
  •  Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.
  • Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.
  • Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
  • Chủ động ứng dụng khoa học ; và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh; được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
  • Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.
  •  Từ chối yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân về cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật.
  • Khiếu nại, tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
  • Quyền khác theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về nghĩa vụ của doanh nghiệp:

  • Đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
  •  Thực hiện đầy đủ; kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp; đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp; công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp; báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.
  • Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.
  • Tổ chức công tác kế toán, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
  •  Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật; không phân biệt đối xử, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp; không ngược đãi lao động, cưỡng bức lao động hoặc sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; thực hiện các chính sách; chế độ bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.
  • Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó; doanh nghiệp nhà nước còn có nghĩa vụ công bố thông tin định kỳ cũng như công bố thông tin bất thường theo quy định tại Điều 109, Điều 110 Luật Doanh nghiệp 2020.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của Luật Hồng Minh chúng tôi về vấn đề Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước. Nếu quý khách hàng còn có câu hỏi nào khác cần được tư vấn, hướng dẫn; xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0843.246.222.

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức khác

Design by Công ty Công nghệ và Truyền thông Ngọc Thắng
0843.246.222