Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được quyền sở hữu nhà ở khi đang ở nước ngoài không ?

Gần đây, với chính sách mở cửa của Việt Nam, có rất nhiều người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài có nhu cầu sở hữu nhà và đất tại Việt Nam, tuy nhiên họ có rất nhiều thắc mắc xoay quanh vấn đề này. Để hiểu rõ hơn Pháp luật Việt Nam quy định như thế  nào về vấn đề này, Luật Hồng Minh sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trong bài viết dưới đây.

Người Việt định cư ở nước ngoài có được sở hữu nhà ở Việt Nam không?

1.Căn cứ pháp lý

  • Luật quốc tịch Việt Nam 2008 ( sửa đổi bổ sung năm 2014)
  • Luật Hiến pháp 2013
  • Luật nhà ở năm 2020
  • Luật đất đai 2013
  • Nghị định số 99/2015/NĐ-CP 

2.Việc người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quy định như thế nào?

Theo Khoản 3 Điều 3 Luật quốc tịch  Việt Nam 2008 ( sửa đổi bổ sung năm 2014) quy định:

 Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. 

Như vậy người Việt Nam định cư ở nước ngoài bao gồm 2 đối tượng:

  • Công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam ( Theo Điều 17 Hiến pháp năm 2013)
  • Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. ( Khoản 4 Điều 3 Luật Quốc tịch năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014)

3.Điều kiện người Việt Nam định cư nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất tại Việt Nam.

Căn cứ vào Điều 8 Luật nhà ở 2020 điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài được công nhận quyền sở hữu nhà ở:

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam

Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức:

  • mua,
  • thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp,
  • hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản);
  • nhận tặng cho,
  • nhận đổi,
  • nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân;
  • nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật;

Theo Điều 5 Nghị định 99/2015/NĐ-Cp quy định những giấy tờ chứng minh đối tượng được sở hữu nhà ở đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài:

Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có giấy tờ theo quy định sau đây:

  1. Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu;
  2. Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Vậy người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở khi đang định cư ở nước ngoài.

4.Quyền của người Việt Nam định cư ở nước ngoài  khi sở hữu nhà tại Việt Nam.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật nhà ở 2020 quy định

Đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có các quyền sau đây:

  •  Có quyền bất khả xâm phạm về nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình;
  •  Sử dụng nhà ở vào mục đích để ở và các mục đích khác mà luật không cấm;
  • Được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình theo quy định của Luật này và pháp luật về đất đai;
  • Bán; chuyển nhượng hợp đồng mua bán; cho thuê; cho thuê mua; tặng cho; đổi; để thừa kế, thế chấp, góp vốn; cho mượn; cho ở nhờ; ủy quyền quản lý nhà ở;
  • trường hợp tặng cho, để thừa kế nhà ở cho các đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì các đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó;
  • Sử dụng chung các công trình tiện ích công cộng trong khu nhà ở đó theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
  • Trường hợp là chủ sở hữu nhà chung cư thì có quyền sở hữu; sử dụng chung đối với phần sở hữu chung của nhà chung cư và các công trình hạ tầng sử dụng chung của khu nhà chung cư đó trừ các công trình được xây dựng để kinh doanh hoặc phải bàn giao cho Nhà nước theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua nhà ở;
  • Bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng;
  • Được bồi thường theo quy định của luật khi Nhà nước phá dỡ, trưng mua, trưng dụng nhà ở hoặc được Nhà nước thanh toán theo giá thị trường khi Nhà nước mua trước nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai;
  • Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với các hành vi vi phạm quyền sở hữu hợp pháp của mình và các hành vi khác vi phạm pháp luật về nhà ở.

5.Thủ tục người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Hồ sơ cần chuẩn bị:

  • Đơn đề nghị xin cấp Giấy chứng nhận (theo mẫu);
  • Các giấy tờ chứng minh về việc người đề nghị thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Giấy tờ chứng minh về nguồn gốc, quốc tịch Việt Nam của người đề nghị;
  • Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (công chứng);
  • Giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng nhân thân (bản sao);
  • Biên lai nộp nghĩa vụ tài chính (bản chính).

Trình tự thủ tục

Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận tại Văn phòng đăng ký đất đai;

Bước 2: Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra hồ sơ nếu đủ điều kiện thì gửi thông tin địa chính đến Cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính;

Bước 3: Thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có);

Bước 4: Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính; cơ sở dữ liệu đất đai, trao giấy chứng nhận cho Việt kiều;

Bước 5: Tiến hành nộp Lệ phí địa chính.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của Luật Hồng Minh chúng tôi về vấn đề Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được quyền sở hữu nhà ở khi đang ở nước ngoài không ? Nếu quý khách hàng còn có câu hỏi nào khác cần được tư vấn, hướng dẫn; xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0843.246.222.

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức khác

Design by Công ty Công nghệ và Truyền thông Ngọc Thắng
0843.246.222