Trên thực tế vì có nhiều lý do khác nhau mà nhiều chủ sở hữu nhãn hiệu không muốn tiếp tục sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký với Cục sở hữu trí tuệ. để tạo điều kiện cho các chủ thể muốn đăng ký nhãn hiệu trùng hoặc tương tự để phát triển thương hiệu tại Việt Nam, pháp luật cho phép chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu ( hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu).
Vậy thủ tục tiến hành chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được tiến hành như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật Hồng Minh để biết những thông tin hữu ích về thủ tục trên.
1. Các trường hợp chấm dứt hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Thứ nhất, Chủ văn bằng bảo hộ không nộp lệ phí gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu theo quy định
Thứ hai, Chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp
Thứ ba, Chủ văn bằng bảo hộ không còn tồn tại hoặc chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không còn hoạt động kinh doanh mà không có người kế thừa hợp pháp
Thứ tư,Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực
Thứ năm, Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu tập thể không kiểm soát hoặc kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể
Thứ sáu, Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu chứng nhận vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hoặc không kiểm soát, kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
2. Hồ sơ tiến hành chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Tờ khai(02 bản) theo mẫu Phụ lục C – Mẫu số: 04-CDHB
- Chứng cứ (nếu có)
- Giấy ủy quyền (nếu thông qua đại diện)
- Bản giải trình lý do yêu cầu
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
>> Xem thêm: Quy định khi đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
3. Trình tự, thủ tục chấm dứt Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Bước 1: Quý khách hàng chuẩn bị hồ sơ có thành phần như trên
Bước 2: Quý khách hàng tiến hành nộp hồ sơ
- Nơi nộp: Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
- Cách thức nộp: Đơn yêu cầu có thể nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện
Bước 3: Xử lý đơn
- Trường hợp chủ văn bằng tự yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ:
+ Kiểm tra đơn về mặt hình thức và đưa ra kết luận về tính hợp lệ của đơn;
+ Kiểm tra hiệu lực của văn bằng bảo hộ yêu cầu chấm dứt;
+ Ra quyết định chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ theo yêu cầu của người nộp đơn.
- Ngoài ra đối với trường hợp bên thứ ba yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ:
+ Kiểm tra đơn về mặt hình thức (bằng chứng, lý do yêu cầu chấm dứt) và đưa ra kết luận về tính hợp lệ của đơn;
+ Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo cho chủ văn bằng về ý kiến của người thứ ba, để chủ văn bằng có ý kiến. Cục Sở hữu trí tuệ có thể tổ chức việc trao đổi ý kiến trực tiếp giữa người thứ ba và chủ văn bằng;
+ Trên cơ sở xem xét ý kiến của các bên, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấm dứt một phần/toàn bộ hiệu lực văn bằng bảo hộ hoặc thông báo từ chối chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ;
+ Quyết định chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ được ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp và công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký quyết định.
Lời kết
Trên đây là một số nội dung tư vấn của Luật Hồng Minh chúng tôi về vấn đề Thủ tục chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Nếu quý khách hàng còn có câu hỏi hay băn khoăn nào khác cần được tư vấn, hướng dẫn xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0843.246.222 hoặc tuvanhongminh@gmail.com