Những quy định cần biết khi đăng kí nhãn hiệu tại Việt Nam

1. Vì sao phải đăng ký nhãn hiệu?

Đăng ký nhãn hiệu – Bạn đã sản xuất ra một sản phẩm và gắn cho nó một thương hiệu. Khi sản phẩm của bạn được phân phối trên thị trường, bạn không thể kiểm soát hay chiếm hữu được thương hiệu gắn trên sản phẩm đó. Nếu sản phẩm của bạn bán rất tốt, rất có thể sẽ có một vài đối thủ cạnh tranh không lành mạnh dùng chính thương hiệu của bạn hoặc nhái theo thương hiệu này trên sản phẩm của họ để bán hoặc thu lợi bất chính. Hậu quả từ việc này là người mua hàng sẽ bị nhầm lẫn do không phân biệt được đâu là sản phẩm của bạn, đâu là sản phẩm giả dẫn đến bạn đã mất đi một lượng doanh số nhất định và thương hiệu của bạn sẽ bị mất uy tín, hoạt động kinh doanh sẽ không hiệu quả.

Để đảm bảo người tiêu dùng không bị nhầm lẫn khi mua hàng và để bảo đảm người sản xuất chân chính bảo vệ được thành quả đầu tư của mình, pháp luật quy định cơ thể bảo vệ độc quyền bằng cách cho phép người sản xuất chân chính đăng ký thương hiệu của mình để sử đụng độc quyền thương mại.

NHỮNG QUY ĐỊNH CẦN BIẾT KHI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI VIỆT NAM

2. Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa dịch vụ cùng loại được sản xuất hoặc cung cấp bởi các doanh nghiệp khác nhau.
Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu có thể nhìn thấy được bao gồm từ; ngữ; cụm từ; logo; hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố này thể hiện dưới dạng đen trắng hoặc màu sắc.

3. Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

  • Tổ chức hoặc cá nhân đang sản xuất kinh doanh hàng hóa hoặc dịch vụ do mình sản xuất hoặc cung cấp ví dụ như công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty cổ phần; công ty liên doanh; doanh nghiệp tư nhân; hộ kinh doanh cá thể;
  • Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu để các thành viên thuộc tập thể của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể. Ví dụ: Hợp tác xã; hội nông dân; hiệp hội hoặc một tập hợp từ hai doanh nghiệp trở lên;
  • Tổ chức có chức năng kiểm soát chất lượng; đặc tính; xuất xứ hàng hóa có quyền đăng ký nhãn hiệu với điều kiện tổ chức này không tiến hành sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó. Ví dụ: Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO); Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn (QUACERT); Hiệp hội chè Việt Nam;
  • Các cá nhân, tổ chức nước ngoài thực hiện việc nộp đơn Đăng ký Nhãn hiệu thông qua ủy quyền ký kết với các Đại diện Sở hữu Công nghiệp ở Việt Nam.

CÔNG TY TƯ VẤN LUẬT HỒNG MINH

Hotline: 0969 439 507

Email: tuvanhongminh@gmail.com

Trụ sở chính: Số 31 Ngõ 221 Vĩnh Hưng, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội

VPGD: Phòng 611, toà 27A1 Green star, 234 Phạm Văn Đồng, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Tags: , , , , , , , , , ,

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức khác

Design by Công ty Công nghệ và Truyền thông Ngọc Thắng
0843.246.222