Không hoạt động tại trụ sở ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có bị xử phạt không?

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản hoặc bản điện tử mà cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp.

Có thể thấy, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là giấy chứng nhận của cơ quan hành chính công nhà nước, ghi nhận một số thông tin cơ bản nhất của doanh nghiệp và là cơ sở xác định nghĩa vụ bảo hộ quyền sở hữu tên doanh nghiệp của nhà nước. Cho nên việc không hoạt động tại trụ sở ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sẽ ảnh hưởng đến việc quản lý doanh nghiệp. pháp luật hiện nay có quy định chế tài khi doanh nghiệp không hoạt động tại trụ sở ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Cụ thể quy định như sau

+ Theo Điều 6 Nghị định 98/2020/NĐ-CP là doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh không đúng phạm vi, đối tượng, quy mô, thời hạn, địa bàn, địa điểm hoặc mặt hàng ghi trong giấy phép kinh doanh được cấp. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể bị chịu hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh từ 01 tháng đến 03 tháng.

+Theo Thông tư 95/2016/TT-BTC, sau thời hạn một năm kể từ ngày cơ quan thuế ban hành Thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký, cơ quan thuế thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo quy định Thông tư này.

Không hoạt động tại nơi đăng ký doanh nghiệp

Khi hoạt động kinh doanh không đúng địa điểm ghi trong giấy phép kinh doanh thì doanh nghiệp phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Như vậy, việc hoạt động không đúng địa điểm ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là hành vi vi phạm pháp luật. Vì thế, để hoạt động hợp pháp tại địa chỉ đó, doanh nghiệp có thể lựa chọn 1 trong 2 phương án sau:

+ Nhanh chóng chuyển địa chỉ đăng ký kinh doanh từ địa chỉ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về địa chỉ đang hoạt động kinh doanh hiện tại.

+ Nếu trong trường hợp vẫn muốn giữ trụ sở chính, bạn có thể thành lập văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh hoặc chi nhánh tại địa chỉ  hiện tại đang hoạt động kinh doanh để các hoạt động tại địa chỉ đó được hợp lệ, hợp pháp.

Điều 45. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp

  1. Chi nhánh, là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
  2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.
  3. Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.

Lưu ý về điều kiện thành lập chi nhánh, văn phòng đại điện, địa điểm kinh doanh

– Nếu tại nơi hoạt động thực tế, doanh nghiệp không phát sinh hoạt động kinh doanh thì có thể đăng ký dưới hình thức văn phòng đại diện với chức năng giao dịch, liên lạc và thực hiện các hoạt động khác theo sự ủy quyền của công ty.

– Trường hợp tại nơi hoạt động thực tế, bạn có phát sinh các hoạt động kinh doanh thì cần đăng ký dưới hình thức địa điểm kinh doanh hoặc chi nhánh. Việc đăng ký địa điểm kinh doanh hoặc chi nhánh sẽ phát sinh thuế môn bài hàng năm .

Trên đây là câu trả lời chuẩn xác đúng luật cho bạn đọc thắc mắc về vấn đề: Không hoạt động tại địa điểm đăng ký kinh doanh doanh nghiệp có bị phạt không? Rất mong câu trả lời này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ và an tâm hơn về vấn đề mình gặp phải.

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức khác

Design by Công ty Công nghệ và Truyền thông Ngọc Thắng
0843.246.222