Thủ tục đề nghị cấp giấy phép trong lĩnh vực phát điện

Để hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực phát điện thì tổ chức, cá nhân cần tiến hành thủ tục đề nghị cấp Giấy phép trong lĩnh vực phát điện theo quy định của pháp luật. Nhưng khi tiến hành thủ tục trên, nhiều tổ chức, cá nhân gặp những khó khăn nhất định bởi quy định của pháp luật khá chặt chẽ và phức tạp. Để giúp cho tổ chức, cá nhân thuận lợi hơn trong quá trình tiến hành thủ tục trên, Luật Hồng Minh xin gửi tới quý vị bài viết dưới đây:

1. Các trường hợp được miễn trừ Giấy phép trong lĩnh vực phát điện

Trường hợp 1: Phát hiện để sử dụng, không bán điện cho tổ chức, cá nhân

Trường hợp 2: Phát điện có công suất lắp đặt đến 01MW để bán điện cho tổ chức, cá nhân khác

Trường hợp 3: Kinh doanh điện tại vùng nông thôn, miền núi, hải đảo mua điện với công suất nhỏ hơn 50 kVA từ lưới điện phân phối để bán điện trực tiếp tới khách hàng sử dụng điện tại vùng nông thôn, miền núi, hải đảo.

2. Các quy định khác liên quan đến lĩnh vực phát điện

  • Thời hạn của Giấy phép trong lĩnh vực phát điện:

+ Đối với nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh theo danh mục được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì thời hạn của Giấy phép tối đa là 20 năm

+ Đối với nhà máy điện không thuộc danh mục nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thời hạn tối đa của Giấy phép là 10 năm

  • Phạm vi hoạt động trong lĩnh vực phát điện: có phạm vi hoạt động cho từng nhà máy điện.

-> Mời bạn xem thêm: Giấy phép tư vấn ngành điện lực

Cấp giấy phép lĩnh vực phát điện

3. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép trong lĩnh vực phát điện

Thành phần hồ sơ bao gồm:

+ Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực theo Mẫu 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 21/2020/TT-BCT

+  Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận thành lập (đối với các tổ chức không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.

+ Danh sách trích ngang người trực tiếp quản lý kỹ thuật, đội ngũ trưởng ca nhà máy điện theo Mẫu 3b quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 21/2020/TT-BCT; bản sao bằng tốt nghiệp và hợp đồng lao động với chủ đầu tư hoặc đơn vị quản lý vận hành của người trực tiếp quản lý kỹ thuật, đội ngũ trưởng ca nhà máy điện; tài liệu về kết quả tập huấn sát hạch đạt yêu cầu về an toàn và giấy chứng nhận vận hành được cấp điều độ có quyền điều khiển cấp theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành của đội ngũ trưởng ca nhà máy điện.

+  Bản sao quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư nhà máy điện, dự án đầu tư của cơ quan có thẩm quyền.

+ Bản sao Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc văn bản xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường dự án đầu tư nhà máy điện của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luâṭ về môi trườ ng.

+ Bản sao Quyết định phê duyệt Quy trình vận hành hồ chứa của cơ quan có thẩm quyền (đối với nhà máy thủy điện).

+  Bản sao biên bản nghiệm thu hoàn thành lắp đặt tổ máy hoặc hệ thống pin năng lượng mặt trời; bản sao tài liệu xác định thông số chính của nhà máy điện (thông số tua bin, máy phát hoặc tấm pin, bộ chuyển đổi; máy biến áp chính).

+ Bản sao biên bản nghiệm thu hoàn thành lắp đặt hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng viễn thông phục vụ vận hành thị ̣trường điện; bản sao biên bản nghiệm thu hoàn thành lắp đặt hệ thống SCADA phục vụ vận hành hệ thống điện và thị trường điện (đối với nhà máy tham gia thị trường điện).

+ Bản sao biên bản nghiệm thu đập thủy điện; phương án bảo vệ đập và hồ chứa nước, phương án ứng phó thiện tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp (đối với nhà máy thủy điện).

+ Trường hợp nhà máy điện, tổ máy phát điện dự phòng không nối lưới và chỉ phát điện để bán điện cho khách hàng khi sự cố mất điện từ lưới điện quốc gia, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép không bao gồm nội dung quy định về cấp Giấy phép trong lĩnh vực tải điện, phân phối điện

4. Thủ tục đề nghị cấp Giấy phép trong lĩnh vực phát điện

Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ có thành phần như trên

Bước 2: Tổ chức, cá nhân tiến hành nộp hồ sơ

  • Thẩm quyền cấp Giấy phép: 

+ Bộ Công Thương cấp giấy phép hoạt động điện lực đối với hoạt động phát điện đối với nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh trong danh mục được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

+ Cục Điều tiết điện lực cấp giấy phép hoạt động điện lực đối với phát điện đối với nhà máy điện có quy mô công suất từ 03 MW trở lên không thuộc trường hợp do Bộ Công Thương cấp

+  Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp hoặc uỷ quyền cho Sở Công Thương cấp giấy phép hoạt động điện lực đối với các lĩnh vực sau: Hoạt động phát điện đối với nhà máy điện có quy mô công suất dưới 03 MW đặt tại địa phương

  • Hình thức nộp

+ Đối với hồ sơ thuộc thẩm quyền cấp phép của Cục Điều tiết điện lực: Thực hiện trên Cổng dịch vụ công trực tuyến tại địa chỉ: https://dichvucong.moit.gov.vn ( trong trường hợp hồ sơ điện tử có dung lượng lớn hoặc các tài liệu theo quy định của pháp luật không gửi qua mạng thông tin điện tử thì có thể gửi trực tiếp hoặc qua đường dịch vụ bưu điện)

+ Đối với hồ sơ thuộc thầm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Thực hiện gửi trực tiếp, qua đường dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến trên trang thông tin điện tử của cơ quan cấp Giấy phép (nếu có)

Bước 3: Trả kết quả

+ Đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến

Trong 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép

Trong trường hợp có sửa đổi, bổ sung thì trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân đề nghị tiến hành bổ sung, sửa đổi theo thông báo. Hết thời hạn trên, tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có quyền trả lại hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực

+ Đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp:

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép hoạt động điện lực.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp giấy phép, cơ quan cấp giấy phép có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nếu hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ. Trong văn bản thông báo, phải nêu rõ lý do và yêu cầu bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu và các thông tin liên quan để hoàn thiện hồ sơ

Trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu và các thông tin liên quan của cơ quan cấp giấy phép, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép phải bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu, các thông tin liên quan và trả lời bằng văn bản. Hết thời hạn trên, tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có quyền trả lại hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực.

Lời kết

 Trên đây là một số nội dung tư vấn của Luật Hồng Minh chúng tôi về Thủ tục đề nghị cấp giấy phép trong lĩnh vực phát điện. Nếu quý khách hàng còn có câu hỏi hay băn khoăn nào khác cần được tư vấn, hướng dẫn xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0843.246.222 hoặc tuvanhongminh@gmail.

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức khác

Design by Công ty Công nghệ và Truyền thông Ngọc Thắng
0843.246.222