Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động

Doanh nghiệp có nhu cầu hoạt động ngành nghề cho thuê lại lao động cần phải có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động do cơ quan có thẩm quyền cấp. Vậy pháp luật hiện hành có những quy định như thế nào đối với loại giấy phép này? Điều kiện để được cấp giấy phép này là gì? Và ai là người có thẩm quyền cấp loại giấy phép này. Để trả lời tất cả các câu hỏi nêu trên, mời các quý khách hàng cùng tìm hiểu với Luật Hồng Minh chúng tôi trong bài viết Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động dưới đây.

1. Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Lao động năm 2019;
  • Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.  

giấy phép cho thuê lại lao động

2. Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động là gì?

Cho thuê lại lao động là việc người lao động đã được tuyển dụng bởi doanh nghiệp được cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động sau đó làm việc cho người sử dụng lao động khác, chịu sự điều hành của người sử dụng lao động sau và vẫn duy trì quan hệ lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động.

Theo đó, giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động được hiểu giống như một loại giấy phép con cho phép doanh nghiệp thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động.

3. Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động

  • Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động in trên giấy bìa cứng có kích thước khổ A4 (21 cm x 29,7 cm); mặt trước ghi nội dung của giấy phép trên nền trắng có hoa văn màu xanh da trời, có hình quốc huy in chìm, khung viền màu đen; mặt sau có quốc hiệu, quốc huy và dòng chữ “GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG” in trên nền màu xanh da trời.
  • Nội dung giấy phép theo Mẫu số 04/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động với một số nội dung cơ bản sau:

+ Mã số giấy phép;

+ Thông tin cơ bản của doanh nghiệp: Tên doanh nghiệp (tên doanh nghiệp bằng tiếng Việt; tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài); mã số doanh nghiệp; địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp.

+ Thông tin cơ bản của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: Tên; giới tính; ngày tháng năm sinh; chức danh; số giấy chứng thực cá nhân,…

+ Thời hạn hiệu lực của giấy phép.

  • Thời hạn của giấy phép được quy định như sau:

+ Thời hạn giấy phép tối đa là 60 tháng;

+ Giấy phép được gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối đa là 60 tháng;

+ Thời hạn giấy phép được cấp lại bằng thời hạn còn lại của giấy phép đã được cấp trước đó.

4. Điều kiện cấp Giấy phép

  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động phải bảo đảm điều kiện:

+ Là người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp;

+ Không có án tích;

+ Đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý về cho thuê lại lao động; hoặc cung ứng lao động từ đủ 03 năm (36 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.

  • Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng).

5. Thẩm quyền cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy phép 

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính có thẩm quyền cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép đối với doanh nghiệp.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Hồng Minh chúng tôi về vấn đề này. Nếu quý khách hàng còn có câu hỏi hay băn khoăn nào khác cần được tư vấn, hướng dẫn, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline: 0843.246.222 hoặc tuvanhongminh@gmail.com để được các luật sư của chúng tôi tư vấn, hỗ trợ và giải đáp trực tiếp.

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức khác

Design by Công ty Công nghệ và Truyền thông Ngọc Thắng
0843.246.222