Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là gì ?

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI

1. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là gì ?

Dựa vào phương thức bỏ vốn và quản lý nguồn vốn, đầu tư ra nước ngoài được chia thành đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là sự di chuyển vốn quốc tế dưới hình thức vốn sản xuất thông qua việc nhà đầu tư ở một nước đưa vốn vào một nước khác để đầu tư, đồng thời trực tiếp tham gia quản lý, điều hành, tổ chức sản xuất, tận dụng ưu thế về vốn, trình độ công nghệ, kinh nghiệm quản lý… nhằm mục đích thu lợi nhuận.

Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được phân biệt với đầu tư gián tiếp thông qua nguồn vốn và sự quản lý nguồn vốn. Theo đó, đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài; người bỏ vốn và người sử dụng vốn là một, do đó có khả năng quản lý nguồn vốn và thu lợi nhuận. So với đó, đầu tư gián tiếp ra nước ngoài cho phép nhà đầu tư mua, bán chứng khoán, các giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài. Như vậy, đầu tư theo hình thức này không ghi nhận quyền sử dụng nguồn vốn để sản xuất kinh doanh. Nhà đầu tư chỉ thụ động trong việc nhận lợi nhuận từ hoạt động đầu tư.
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI

Ý nghĩa

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một phương thức thâm nhập thị trường nước ngoài với kiểm soát cao. Công ty đầu tư vốn cổ phần hoặc vốn vào các quốc gia khác; nhằm mục đích xây dựng hoặc mua lại các nhà máy sản xuất, các công ty con, văn phòng bán hàng hoặc các cơ sở cần thiết khác. Quyền sở hữu ở nước ngoài về các cơ sở nhà xưởng; cho phép công ty duy trì sự hiện diện của mình; và bảo đảm sự kết nối trực tiếp với khách hàng và đối tác.

Các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài mang lại doanh thu ngoại tệ cho đất nước và nâng cao vị thế hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế… Đối với cộng đồng doanh nghiệp, việc mở rộng đầu tư ra nước ngoài giúp doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại nước ngoài trong bối cảnh thị trường trong nước bão hòa và tránh những hàng rào bảo hộ thương mại của nước nhận đầu tư. Đồng thời, doanh nghiệp có thêm cơ hội tiếp cận phản ứng nhanh nhạy hơn với biến động thị trường và chính sách; các rào cản kỹ thuật; các tranh chấp thương mại và khác biệt văn hóa trong hoạt động đầu tư, kinh doanh.

2. Cơ sở pháp lý của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là gì ?

Cơ sở pháp lý đầu tiên cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài là Nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999 của Chính phủ cho phép doanh nghiệp Việt Nam đưa vốn bằng tiền, tài sản khác ra nước ngoài để đầu tư trực tiếp ở nước ngoài. Ngày 9/8/2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2006/NĐ-CP quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, thay thế Nghị định số 22/1999/NĐ-CP.

Ngày 25/9/2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 83/2015/NĐ-CP quy định về đầu tư ra nước ngoài, trong đó khẳng định Nhà nước khuyến khích nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Ngày 15/11/2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 124/2017/NĐ-CP quy định về đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí.

Liên quan đến khuôn khổ pháp lý về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, Quốc hội ban hành Luật Đầu tư năm 2005 và Luật Đầu tư năm 2014, trong đó quy định rõ các nhà đầu tư và DN thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền đầu tư ra nước ngoài…

3. Điều kiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ?

Điều kiện để nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, bao gồm:

1. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài phù hợp với nguyên tắc quy định tại Điều 51 của Luật Đầu tư 2014.

2. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh.

3. Nhà đầu tư có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc được tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài; trường hợp khoản vốn bằng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài tương đương 20 tỷ đồng trở lên và không thuộc dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

4. Có quyết định đầu tư ra nước ngoài.

5. Có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự án đầu tư.

4. Thủ tục đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ?

Hồ sơ

  • Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
  • Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
  • Đề xuất dự án đầu tư;
  • Bản sao một trong các tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư; báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư;
  • Quyết định đầu tư ra nước ngoài.
  • Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm; khoa học và công nghệ; nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài; theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng; Luật chứng khoán, Luật khoa học và công nghệ, Luật kinh doanh bảo hiểm.

Lưu ý

Trong trường hợp Nhà đầu tư ủy quyền cho người khác đi nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính; thì người làm thủ tục nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết thủ tục phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu; hoặc các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác và các giấy tờ sau:

  • Hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa Nhà đầu tư và tổ chức làm dịch vụ nộp hồ sơ; và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả; hoặc
  • Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ; nhận kết quả theo quy định của pháp luật.

Quy trình thực hiện

  • Nhà đầu tư nộp hồ sơ dự án đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư; Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan.
  • Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư; cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về những nội dung thuộc thẩm quyền quản lý.
  • Đối với dự án cần Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư; trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư; Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định, lập báo cáo thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ.
  • Đối với dự án cần Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư. Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước (trong 05 ngày). Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định (trong vòng 90 ngày); và Chính phủ gửi Hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội (trước khai mạc kỳ họp Quốc hội 60 ngày).

CÔNG TY TƯ VẤN LUẬT HỒNG MINH

Hotline: 0969 439 507

Email: tuvanhongminh@gmail.com

Trụ sở chính: Số 31 Ngõ 221 Vĩnh Hưng, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội

VPGD: Phòng 611, toà 27A1 Green star, 234 Phạm Văn Đồng, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Tags: , , , , , , , , ,

One Comement “Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là gì ?”

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức khác

Design by Công ty Công nghệ và Truyền thông Ngọc Thắng
0843.246.222