Để được hoạt động dịch vụ đo đạc và bản đồ, các tổ chức cần tiến hành thủ tục đề nghị cấp Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật. Vậy Thủ tục trên được tiến hành như thế nào, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật Hồng Minh để biết rõ thông tin chi tiết.
1. Các danh mục hoạt động dịch vụ đo đạc và bản đồ phải có giấy phép
+ Khảo sát, lập đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình đo đạc và bản đồ.
+ Kiểm tra, nghiệm thu chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ.
+ Xây dựng lưới trọng lực, thiên văn, tọa độ, độ cao.
+ Chụp ảnh, quét địa hình từ máy bay.
+ Đo vẽ, thành lập bản đồ địa hình.
+ Đo vẽ, thành lập bản đồ địa hình đáy biển.
+ Đo vẽ, thành lập bản đồ địa chính.
+ Thành lập bản đồ hành chính.
+ Đo vẽ, thành lập bản đồ địa giới hành chính.
+ Xây dựng cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ.
+ Xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý.
+ Thành lập bản đồ chuyên đề; át-lát địa lý.
+ Khảo sát địa hình; đo đạc công trình.
+ Kiểm định các thiết bị đo đạc.
-> Mời bạn xem thêm: Thủ tục cấp giấy phép cho thuê lại lao động
2. Điều kiện cấp Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ
Tổ chức được cấp Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
+ Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề đo đạc và bản đồ đối với tổ chức hoạt động kinh doanh; có quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong đó có quy định chức năng, nhiệm vụ hoạt động đo đạc và bản đồ đối với đơn vị sự nghiệp.
+ Có lực lượng kỹ thuật đo đạc và bản đồ tối thiểu như sau:
- Một (01) kỹ thuật trưởng có trình độ đại học trở lên, chuyên ngành đào tạo về đo đạc và bản đồ, có thực tế hoạt động đo đạc và bản đồ ít nhất ba (03) năm, có hợp đồng lao động được đóng bảo hiểm từ một (01) năm trở lên, không được đồng thời là kỹ thuật trưởng của tổ chức hoạt động đo đạc và bản đồ khác
- Bốn (04) nhân viên kỹ thuật có trình độ trung cấp trở lên, chuyên ngành đào tạo về đo đạc và bản đồ.
+ Có thiết bị công nghệ đo đạc và bản đồ phù hợp với định mức thiết bị quy định trong định mức kinh tế – kỹ thuật đo đạc và bản đồ để thực hiện một (01) sản phẩm đo đạc và bản đồ thuộc nội dung đề nghị cấp phép.
3. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ
Thành phần hồ sơ bao gồm:
Thứ nhất, Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ
Thứ hai, Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Thứ ba, Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực văn bằng chuyên môn, hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng, giấy tờ chứng minh về việc đóng bảo hiểm, bản khai quá trình công tác, quyết định bổ nhiệm của kỹ thuật trưởng
Thứ tư, Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực văn bằng chuyên môn, hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng của các nhân viên kỹ thuật đo đạc và bản đồ
Thứ năm, Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu giấy tờ về sở hữu thiết bị, công nghệ đo đạc và bản đồ gồm chứng từ mua bán, thuê hoặc chuyển giao thiết bị, công nghệ.
4. Trình tư, thủ tục cấp Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ
Bước 1: Tổ chức chuẩn bị hồ sơ có thành phần như trên
Bước 2: Tổ chức tiến hành nộp hồ sơ tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Nơi nộp
+ (1) Đối với tổ chức đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị, chính trị – xã hội và các tổ chức xã hội – nghề nghiệp; các Tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập nộp một (01) bộ hồ sơ tại Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam.
+ (2) Đối với các tổ chức còn lại thì nộp một (01) bộ hồ sơ tại Sở Tài nguyên và Môi trường nơi tổ chức có trụ sở chính
Bước 3: Trả kết quả
- Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam có trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ, lập biên bản thẩm định. Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc thẩm định hồ sơ, Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam có trách nhiệm cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ cho tổ chức. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì cơ quan có thẩm quyền cấp thông báo bằng văn bản và tổ chức chỉ được tiến hành sửa đổi, bổ sung 01 lần
- Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ cho đầy đủ, việc yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ chỉ thực hiện một (01) lần.
Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, lập biên bản thẩm định và gửi biên bản thẩm định kèm theo hồ sơ cho Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam. Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam có trách nhiệm cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ cho tổ chức có đủ điều kiện, trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép thì trả lời bằng văn bản cho tổ chức biết lý do đồng thời thông báo cho Sở Tài nguyên và Môi trường.
Lời kết
Trên đây là một số nội dung tư vấn của Luật Hồng Minh chúng tôi về Thủ tục đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ. Nếu quý khách hàng còn có câu hỏi hay băn khoăn nào khác cần được tư vấn, hướng dẫn xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0843.246.222 hoặc tuvanhongminh@gmail.
[…] -> Xem thêm thủ tục cấp giấy phép đo đạc và bản đồ […]