Ưu nhược điểm khi thành lập công ty cổ phần

Hiện nay, công ty cổ phần là loại hình thành lập công ty được nhiều nhà đầu tư và doanh nghiệp lựa chọn. Loại hình công ty cổ phần có ưu điểm vượt trội hơn so với những loại hình khác. Nhưng bên cạnh đó còn những nhược điểm đáng lưu ý. Nên những ai muốn thành lập loại hình này thì nên tìm hiểu kỹ về tính thuận lợi cũng như mức độ phức tạp mà nó mang lại trong suốt quá trình hoạt động của công ty. Với bài viết này, sẽ cung cấp thông tin chi tiết cần biết về ưu nhược điểm của công ty cổ phần. Từ đó, việc lựa chọn và đăng ký thành lập công ty cổ phần nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Ưu nhược điểm khi thành lập công ty cổ phần

I. KHÁI NIỆM CÔNG TY CỔ PHẦN

Công ty cổ phần là doanh nghiệp. Trong đó:

  • Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
  • Cổ đông có thể là tổ chức; cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa.
  • Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
  • Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Trừ trường hợp pháp luật quy định.
  • Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.

Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

II. ƯU ĐIỂM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

– Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn. Nên mức độ chịu rủi ro của các cổ đông góp vốn vào nằm trong tầm kiểm soát; không gây quá nhiều áp lực về trách nhiệm rủi ro cho các cổ đông. Có thể hiểu là: khi cổ đông góp 10% vốn điều lệ thì khi công ty có lợi nhuận cổ đông được hưởng 10%. Và ngược lại cổ đông chỉ chịu trách nhiệm với 10% vốn của mình.

– Cơ cấu vốn của Công ty cổ phần hết sức linh hoạt. Tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty. Khả năng huy động vốn của Công ty cổ phần rất cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng, đây là đặc điểm riêng có của công ty cổ phần;

– Việc chuyển nhượng vốn của công ty cổ phần cũng linh hoạt hơn so với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, ai cũng có thể mua cổ phần của công ty, mức độ rộng rãi này cũng giống việc việc huy động vốn, ai có khả năng thì được quyền mua cổ phần của công ty .

– Được quyền niêm yết, giao dịch cổ phần trên Sàn giao dịch chứng khoán.

Thêm vào đó

– Khả năng hoạt động của Công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lịch vực, ngành nghề (thực tế hiện nay thì ưu điểm này không phải là tuyệt đối vì các loại hình công ty đều có quyền kinh doanh ngành nghề, lĩnh vực gần như nhau, thậm chí công ty TNHH còn có nhiều lợi thế hơn trong việc kinh doanh các ngành nghề có tính chất đối nhân – không đối vốn như dịch vụ kế toán, tư vấn Luật …).

– Nhà đầu tư có khả năng điều chuyển vốn đầu tư từ nơi này sang nơi khác, từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác một dễ dàng và nhanh chóng thông qua hình thức chuyển nhượng, mua bán cổ phần;

– Việc hoạt động của công ty đạt hiệu quả cao do tính độc lập giữa quản lý và sở hữu.

 III. NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

Loại hình công ty cổ phần có những hạn chế nhất định như:

– Số lượng thành viên cổ đông lớn dẫn đến việc quản lý; điều hành phức tạp; có sự phân tách thành các nhóm cổ đông tranh giành về lợi ích.

– Việc quản lý; điều hành công ty cổ phần cũng phức tạp hơn do bị ràng buộc về chế độ tài chính, kế toán theo quy định pháp luật hiện hành. Do tính chất phức tạp của loại hình này quy định của pháp luật đối với nó cũng khắc khe hơn rất nhiều so với loại hình công ty khác. Đặc biệt là sự gắt gao về tài chính và kế toán. Có quá nhiều trường hợp chuyển nhượng xảy ra, thường xuyên huy động vốn, giao dịch nhiều trên sàn chứng khoán nên dòng tiền ra vào của loại hình này nếu không quy định chặt chẽ sẽ dễ dẫn đến tình trạng không kiểm soát được.

– Mức thuế tương đối cao vì ngoài thuế mà công ty phải thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, các cổ đông còn phải chịu thuế thu nhập bổ sung từ nguồn cổ tức và lãi cổ phần theo qui định của luật pháp;

– Khả năng bảo mật kinh doanh và tài chính bị hạn chế do công ty phải công khai và báo cáo với các cổ đông;

– Khả năng thay đổi phạm vi lĩnh vực kinh doanh cũng như trong hoạt động kinh doanh không linh hoạt. Do phải tuân thủ theo những qui định trong Điều lệ của công ty. Ví dụ có trường hợp phải do Đại hội đồng Cổ đông quyết định.

– Theo quy định thì vị trí Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp cổ phần không được đồng thời làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc doanh nghiệp khác;

Mời bạn xem thêm thông tin chi tiết về dịch vụ thành lập công ty của công ty Luật Hồng Minh tại đây: https://luathongminh.com/dich-vu-thanh-lap-cong-ty-uy-tin-tron-goi-gia-re/

Liên hệ với chúng tôi

CÔNG TY TƯ VẤN LUẬT HỒNG MINH

Hotline: 0843 246 222

Email: tuvanhongminh@gmail.com

Trụ sở chính: Số 31 Ngõ 221 Vĩnh Hưng, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội

VPGD: Phòng 611, toà 27A1 Green star, 234 Phạm Văn Đồng, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Tags: , , , , , , , , ,

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức khác

Design by Công ty Công nghệ và Truyền thông Ngọc Thắng
0843.246.222