Thủ tục tạm ngừng kinh doanh của công ty TNHH một thành viên

Việc tạm ngừng hoạt động của công ty trong một thời gian là một lựa chon khôn khéo và thông minh của các chủ sở hữu công ty khi công ty đang rơi vào tình trạng khó khăn do những nguyên nhân khách quan hay chủ quan nào đó, nhưng chủ sở hữu lại không muốn giải thể công ty. Tạm ngừng hoạt động trong một khoảng thời gian sẽ tạo điều kiện cho công ty xem xét tìm kiếm hướng đi mới hoặc cơ hội mới nhằm cải thiện tình hình hoạt đọng của công ty.

Tuy nhiên không phải doanh nghiệp khi muốn tạm ngừng hoạt động thì đều sẽ tạm ngừng được ngay. Mà trước khi tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải làm thủ tục thông báo tạm ngừng với cơ quan có thẩm quyền. Vậy thủ tục đó được thực hiện như thế nào, mời quý khách hàng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Hồng Minh chúng tôi.

1. Căn cứ pháp lý

Luật doanh nghiệp 2014

Nghị định 78/2015/NĐ-CP

Việc tạm ngừng kinh doanh được quy định tại Điều 200 Luật Doanh nghiệp năm 2014, Điều 57 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp nói chung và công ty TNHH MTV nói riêng có quyền tạm ngừng kinh doanh.

Thủ tục ngừng kinh doanh với công ty một thành viên

2. Trình tự thực hiện

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ

• Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh/tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo của doanh nghiệp/chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh(Phụ lục II-21, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);

• Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

• Đối với doanh nghiệp được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương thì ngoài các giấy tờ nêu trên, doanh nghiệp nộp kèm theo: Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư; Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế; Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp quy định tại Phụ lục II-18 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT.

• Trường hợp không phải Chủ sở hữu hoặc NĐDTPL của doanh nghiệp trực tiếp đến nộp hồ sơ thì người được ủy quyền phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân kèm theo:

• Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp và tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp;

• Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.

Bước 2. Nộp hồ sơ

• Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Bộ phận “một cửa”, nộp phí, lệ phí (nếu có) và nhận giấy biên nhận giải quyết hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

• Phòng Đăng ký kinh doanh Sở KH&ĐT: tiếp nhận hồ sơ, trả giấy biên nhận cho doanh nghiệp.

Bước 3. Giải quyết hồ sơ

• Phòng Đăng ký kinh doanh thụ lý hồ sơ, xin ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu cần) trong quá trình giải quyết.

• Hoàn tất kết quả giải quyết hồ sơ và chuyển cho Bộ phận một cửa phòng ĐKKD để trả cho doanh nghiệp.

Bước 4. Trả kết quả giải quyết hồ sơ

Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp nhận kết quả tại bộ phận một cửa Phòng Đăng ký kinh doanh.

Một số lưu ý liên quan đến thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh

– Khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp đồng thời gửi Thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nếu chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh cùng tỉnh, thành phố với trụ sở chính công ty. Nếu chi nhánh, địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện khác tỉnh, thành phố với trụ sở chính thì cần phải tiến hành thủ tục thông báo tạm ngừng hoạt động của các đơn vị phụ thuộc này trước khi tạm ngừng hoạt động công ty.

– Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký và cơ quan thuế ít nhất mười lăm ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh.

– Thời hạn tạm ngừng kinh doanh, ngày bắt đầu và ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh ghi trong thông báo không được quá một năm. Sau khi hết thời hạn đã thông báo, nếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo tiếp cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quá hai năm.

– Sau khi nhận được thông báo tạm ngừng đăng ký kinh doanh, Cơ quan thuế và phòng đăng ký kinh doanh sẽ ra Văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận việc tạm ngừng đăng ký kinh doanh của Doanh nghiệp.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Hồng Minh chúng tôi về thủ tục thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh của công ty TNHH một thành viên. Nếu quý khách hàng còn có câu hỏi hay băn khoăn nào khác, quý khách hàng vui lồng liên hệ đến số hotline: 0843.246.222 để được các luật sư của chúng tôi tư vấn trực tiếp.

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức khác

Design by Công ty Công nghệ và Truyền thông Ngọc Thắng
0843.246.222