Các thủ tục sau khi thành lập công ty bắt buộc phải thực hiện

Thành lập công ty có khó khăn? Những thủ tục bắt buộc nào sau khi thành lập công ty? Muốn đưa công ty vào hoạt động cần những điều kiện ra sao?  Sau khi thành lập công ty nếu Quý khách hàng không được tư vấn đầy đủ và cũng như dự liệu các thủ tục pháp lý phát sinh sẽ có thể gặp những khó khăn trong quá trình hoạt động cũng như hoàn tất các hồ sơ pháp lý sau khi công ty được ra đời. Chào mừng bạn đến với Luật Hồng Minh, chúng tôi sẽ giúp quý vị thành lập công ty dễ dàng, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí. Luật Hồng Minh tin tưởng là hãng luật cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp chuyên nghiệp nhất.

CÁC THỦ TỤC SAU KHI THÀNH LẬP CÔNG TY

I. MỞ VÀ THÔNG BÁO TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG

Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp:Sau khi thành lập công ty người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tiến hành. Hồ sơ chuẩn bị đăng ký mở tài khoản ngân hàng bao gồm:

  • 01 bản công chứng “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”.
  • 01 bản công chứng “Chứng minh nhân dân” của người đại diện pháp luật ghi trên giấy phép.
  • 01 bản công chứng “Thông báo về việc đăng tải thông tin con dấu doanh nghiệp”.
  • Đăng ký chữ ký số để nộp thuế điện tử và báo cáo thuế qua mạng Internet.
  • Đăng ký nộp thuế điện tử từ một ngân hàng mà doanh nghiệp đã đăng ký mở tài khoản.

Thông báo tài khoản ngân hàng với Sở kế hoạch và Đầu tư:

Hiện nay cơ quan thuế đã ngừng tiếp nhận mẫu 08 về thông báo tài khoản ngân hàng Theo Thông tư 173/2016/TT-BTC ngày 28/10/2016. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần thông báo tài khoản ngân hàng với Sở Kế hoạch và Đầu tư để cập nhật lên hệ thống thông tin quốc gia về doanh nghiệp và hệ thống thuế.

Hồ sơ thông báo tài khoản ngân hàng gồm:

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (thay đổi thông tin đăng ký thuế);
  • Hợp đồng cung cấp dịch vụ pháp lý (Hợp đồng ủy quyền) để Luật Hồng Minh thực hiện thủ tục (nếu nhờ dịch vụ của Luật Hồng Minh);

Thời gian thực hiện: 03-05 ngày làm việc.

II. NỘP TỜ KHAI THUẾ MÔN BÀI VÀ NỘP THUẾ MÔN BÀI

Theo quy định tại Nghị định 139/2016/NĐ-CP ngày 4/10/2016 và Thông tư 302/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 thì mức thu lệ phí môn bài và thời hạn nộp tờ khai, lệ phí môn bài được quy định như sau:

  • Mức thu lệ phí môn bài:
  • Doanh nghiệp có vốn điều trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;
  • Doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;
  • Đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp: chi nhánh, địa điểm kinh doanh nộp thuế môn bài là 1.000.000 đồng/năm.
  • Thời hạn nộp tờ khai, nộp thuế môn bài:

Theo quy định của Nghị định 139/2016 thì thời hạn nộp tờ khai và thuế môn bài ấn định 02 trường hợp. Trường hợp thứ nhất, nếu doanh nghiệp đã phát sinh hoạt động kinh doanh thì phải nộp và kê khai thuế môn bài chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh. Trường hợp thứ hai, người nộp lệ phí mới thành lập cơ sở kinh doanh nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai lệ phí môn bài trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đăng ký thuế.

Tuy nhiên, việc xác định thời hạn bắt đầu kinh doanh không rõ ràng nên cách áp dụng thời hạn kê khai và nộp thuế môn bài của cơ quan quản lý thuế chưa thống nhất nên tốt nhất doanh nghiệp cần nộp và kê khai thuế môn bài sớm nhất có thể (trước ngày cuối cùng của tháng được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp).

III. CÁC MỐC THỜI GIAN NỘP TỜ KHAI THUẾ VÀ NỘP THUẾ

Thời hạn nộp tờ khai và nộp thuế giá trị gia tăng (nếu có), báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn):

Doanh nghiệp lưu ý dù công ty không phát sinh hóa đơn đầu vào và đầu ra thì đến thời hạn như sau công ty vẫn phải nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng (VAT), báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn:

  • Tờ khai quý 1: Hạn chậm nhất là ngày 30/04;
  • Tờ khai quý 2: Hạn chậm nhất là ngày 30/07;
  • Tờ khai quý 3: Hạn chậm nhất là ngày 30/10;
  • Tờ khai quý 4: Hạn chậm nhất là ngày 30/01 năm sau;

Thời hạn nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính (nếu có) không phải nộp tờ khai:

  • Quý 1: Hạn chậm nhất là ngày 30/04;
  • Quý 2: Hạn chậm nhất là ngày 30/07;
  • Quý 3: Hạn chậm nhất là ngày 30/10;
  • Quý 4: Hạn chậm nhất là ngày 30/01 năm sau;

Thời hạn Nộp báo cáo tài chính năm

Doanh nghiệp lưu ý dù công ty không phát sinh hoạt động kinh doanh vẫn phải lập và nộp báo cáo tài chính cho năm hoạt động. Hạn nộp chậm nhất báo cáo tài chính năm trước là ngày 30/03 năm sau.

IV. LÀM BIỂN CÔNG TY

Doanh nghiệp bắt buộc phải treo biển công ty tại trụ sở với các nội dung như sau: Tên cơ quan chủ quản (cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tức Sở Kế hoạch và Đầu tư), Tên công ty, địa chỉ trụ sở. Số điện thoại hoặc email (nếu có).

V. MUA CHỮ KÝ SỐ ĐIỆN TỬ

Mua chữ ký số điện tử để thực hiện nộp thuế điện tử: (Có thể thông qua Luật Hồng Minh để có mức phí sử dụng chữ ký số giá ưu đãi và dịch vụ hỗ trợ tốt nhất).

VI. ĐỀ NGHỊ ĐẶT IN HÓA ĐƠN VÀ ĐẶT IN HÓA ĐƠN

Hồ sơ đề nghị đặt in hóa đơn làm thành 02 bộ gồm:

  • 02 đơn đề nghị đặt in hóa đơn đặt in (Mẫu 3.14 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC);
  • 02 bản sao giấy phép kinh doanh
  • 02 bản sao thông báo chấp thuận áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng của Cơ quan Thuế.

Sau khi nộp hồ sơ đề nghị đặt in hóa đơn trong vòng 4-5 ngày, cơ quan thuế sẽ tiến hành kiểm tra trụ sở để xem xét chấp thuận hay không (kiểm tra có thể có hẹn trước hoặc đột xuất, do đó doanh nghiệp cần thu xếp có nhân sự túc trực tại Văn phòng trong thời gian nộp hồ sơ đặt in hóa đơn).

Các nội dung cần chuẩn bị khi cơ quan thuế xuống kiểm tra:

  • Treo biển tại trụ sở chính;
  • Hợp đồng thuê nhà; Chứng minh thư nhân dân+ hộ khẩu của chủ nhà;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản công chứng);
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Con dấu của doanh nghiệp;
  • Thông báo chấp thuận áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ;
  • Bố trí văn phòng làm việc để thể hiện doanh nghiệp có hoạt động;
  • Nhân viên/ Người đại diện theo pháp luật để tiếp cán bộ đại diện cơ quan thuế.

Trường hợp khác:

Trường hợp doanh nghiệp không đủ điều kiện đặt in hóa đơn thì phải tiến hành mua hóa đơn từ Cơ quan thuế để sử dụng thì làm hồ sơ, thủ tục mua hóa đơn tại Chi cục Thuế/ Cục thuế. Hồ sơ chuẩn bị (02 bộ) gồm:

  • 02 Đơn đề nghị mua hóa đơn ( Mẫu 3.3 Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC).
  • 02 Bản cam kết – Mẫu số 3.16 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC)
  • 02 bản sao thông báo chấp thuận áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng của cơ quan thuế.
  • 02 bản sao Thông báo chấp thuận đăng ký DV nộp thuế điện tử qua ngân hang.
  • 02 Chứng từ xác nhận đã nộp thuế Môn bài.
  • 02 bản sao giấy phép đăng ký doanh nghiệp.
  • 02 bản sao Chứng minh thư của người đại diện pháp luật.

Trên đây, Luật Hồng Minh đã tư vấn miễn phí cho các bạn về những thủ tục bắt buộc phải làm sau thành lập Công ty. Các bạn đừng quá lo lắng với thủ tục này bởi tuy khó và phức tạp nhưng nếu như các bạn cần tư vấn pháp lý, hỗ trợ thành lập công ty thì đã có Luật Hồng Minh giúp bạn giải quyết nhanh chóng, tư vấn miễn phí, hỗ trợ soạn thảo hồ sơ thành lập công ty mọi thủ tục với cơ quan chức năng với chi phí thấp nhất.

Mời bạn xem thêm dịch vụ thành lập công ty giá rẻ của Công ty Luật Hồng Minh: https://luathongminh.com/dich-vu-thanh-lap-cong-ty-uy-tin-tron-goi-gia-re/

CÔNG TY TƯ VẤN LUẬT HỒNG MINH

Hotline: 0843 246 222

Email: tuvanhongminh@gmail.com

Trụ sở chính: Số 31 Ngõ 221 Vĩnh Hưng, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội

VPGD: Phòng 611, toà 27A1 Green star, 234 Phạm Văn Đồng, phường cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội.

Tags: , , , , , , , ,

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức khác

Design by Công ty Công nghệ và Truyền thông Ngọc Thắng
0843.246.222