Theo quy định của pháp luật hiện hành, Nhà đầu tư nước ngoài hoàn toàn có quyền góp vốn vào công ty Việt Nam nhưng phải tuân theo các quy định của Việt Nam về điều kiện, hình thức cũng nư thủ tục góp vốn vào công ty.Vậy thủ tục góp vốn vào công ty của Nhà đầu tư nước ngoài được tiến hành như thế nào? Để các Nhà đầu tư nước ngoài nắm rõ hơn về thủ tục góp vốn, Luật Hồng Minh xin chia sẻ bài viết sau đây:
1. Về hình thức góp vốn vào Công ty Việt Nam
Theo quy định của Luật đầu tư năm 2014 thì có 3 hình thức Nhà đầu tư nước ngoài có thể góp vốn vào Công ty Việt Nam như sau:
Thứ nhất, Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;
Thứ hai, Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
Thứ ba, Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường.
2. Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào Công ty Việt Nam
Thứ nhất, Về tỷ lệ sở hữu vốn. Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty Việt Nam không hạn chế trừ các trường hợp như sau:
- Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;
- Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;
- Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không phải là công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán, các quỹ đầu tư, doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Thứ hai, Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam phải tuân thủ hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên .
Thứ ba, tuân thủ các quy định về ngành nghề theo biểu cam kết WTO.
>> Biểu cam kết:
https://trungtamwto.vn/upload/files/wto/7-/25-van-kien/Bieu%20cam%20ket%20dich%20vu%20-%20TV.pdf
Ví dụ: Đối với các công ty kinh doanh dịch vụ chuyển phát thì tỷ lệ cho phép tối đa vốn nước ngoài là 51%.
3. Thủ tục góp vốn vào Công ty Việt Nam của Nhà đầu tư nước ngoài
- Các trường hợp Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn:
- Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào tổ chức kinh tế hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài.
- Việc góp vốn dẫn đến Nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế.
Hồ sơ đăng ký góp vốn:
- Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp gồm những nội dung: thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế
- Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.
Thủ tục đăng ký góp vốn:
Bước 1: Nhà đầu tư chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như trên
Bước 2: Nhà đầu tư tiến hành nộp hồ sơ
- Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính
Bước 3: Trả kết quả.
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét việc đáp ứng điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài và thông báo cho nhà đầu tư. Nếu hồ sơ không hợp lệ thì Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho Nhà đầu tư và nêu rõ lý do.
- Sau khi nhận được thông báo tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông tại Cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật khác tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.
Lời kết
Trên đây là những ý kiến tư vấn của Luật Hồng Minh chúng tôi về vấn đề quý khách hàng yêu cầu. Nếu quý khách hàng có câu hỏi hay băn khoăn nào khác xin vui lòng liên hệ đến số hotline: 0843.246.222 để được luật sư của chúng tôi tư vấn trực tiếp.