Thủ Tục Khôi Phục Mã Số Thuế Doanh Nghiệp

Vì nhiều lý do mà doanh nghiêp bị đóng mã số thuế như: không hoạt động tại trụ sở ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp….Trường hợp doanh nghiệp đã bị đóng mã số thuế mà vẫn muốn tiếp tục hoạt động thì trước khi hoạt động trở lại cần làm thủ tục khôi phục mã số thuế. Việc khôi phục mã số thuế được hướng dẫn bởi thông tư 95/2016/TT-BTC.

1. Các trường hợp khôi phục mã số thuế

– Có 4 trường hợp được khôi phục mã số thuế:

+ Trường hợp 1: Người nộp thuế là tổ chức kinh tế hoặc tổ chức khác bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép tương đương, cơ quan thuế đã chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo quy định, nhưng sau đó cơ quan có thẩm quyền có văn bản hủy bỏ văn bản thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép tương đương.

+ Trường hợp 2: Người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh ở tình trạng cơ quan thuế đã ban hành Thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký nhưng cơ quan đăng ký kinh doanh chưa ban hành Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; cơ quan quản lý nhà nước khác chưa ban hành văn bản thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép tương đương, người nộp thuế có văn bản đề nghị cơ quan thuế khôi phục mã số thuế và cam kết thanh toán các nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước, chấp hành việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế.

+  Trường hợp 3: Người nộp thuế là tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh đã có hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế gửi đến cơ quan thuế nhưng chưa được cơ quan thuế ban hành Thông báo người nộp thuế chấm dứt hiệu lực mã số thuế, đề nghị được tiếp tục hoạt động trở lại.

+ Trường hợp 4: Cơ quan thuế xác định người nộp thuế không thuộc trường hợp phải chấm dứt hiệu lực mã số thuế do lỗi của cơ quan thuế.

Các trường hợp khôi phục mã số thuế

2. Hồ sơ đề nghị khôi phục mã số thuế

Tùy từng trường hợp mà doanh nghiệp cần chuẩn bị những giấy tờ nhất định để làm thủ tục khôi phục mã số thuế

* Trường hợp người nộp thuế là tổ chức kinh tế, tổ chức khác đề nghị khôi phục mã số thuế do cơ quan có thẩm quyền có văn bản hủy bỏ văn bản thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép tương đương.

Hồ sơ gồm

– Văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế mẫu số 25/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư 95/2016/TT-BTC.

– Bản sao không cần chứng thực văn bản hủy bỏ văn bản thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép tương đương của cơ quan có thẩm quyền.

* Trường hợp người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác và hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh đề nghị khôi phục mã số thuế sau khi cơ quan thuế có Thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký và chưa có Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; văn bản thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép tương đương của cơ quan nhà nước có liên quan.

Hồ sơ gồm: Văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế mẫu số 25/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư 95/2016/TT-BTC

* Trường hợp người nộp thuế là tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh đề nghị khôi phục mã số thuế đã có hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế gửi đến cơ quan thuế nhưng chưa được cơ quan thuế ban hành Thông báo người nộp thuế chấm dứt hiệu lực mã số thuế, người nộp thuế đề nghị được tiếp tục hoạt động trở lại.

Hồ sơ gồm: Văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế mẫu số 25/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư 95/2016/TT-BTC.

* Khôi phục mã số thuế do cơ quan có thẩm quyền có văn bản hủy bỏ văn bản thu hồi giấy phép

Hồ sơ gồm:

– Văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế mẫu số 25/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư 95/2016/TT-BTC.

– Bản sao không cần chứng thực văn bản hủy bỏ văn bản thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép tương đương của cơ quan có thẩm quyền.

3. Xử lý khôi phục mã số thuế và trả kết quả

Tùy từng trường hợp thời gian xử lý khôi phục mã số thuế sẽ khác nhau:

* Đối với Trường hợp 1 và 4, Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế nhận được hồ sơ đề nghị khôi phục mã số thuế của người nộp thuế, cơ quan thuế sẽ thực hiện:

+ Lập Thông báo khôi phục mã số thuế mẫu số 19/TB-ĐKT ban hành kèm theo Thông tư 95/2016/TT-BTC, gửi người nộp thuế.

+  In lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế cho người nộp thuế trong trường hợp người nộp thuế đã nộp bản gốc cho cơ quan thuế theo hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

* Đối với trường hợp 2, trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế của người nộp thuế, Cơ quan thuế:

+  Lập danh sách các hồ sơ khai thuế còn thiếu, tình hình sử dụng hoá đơn, số tiền thuế còn nợ, số tiền phạt, tiền chậm nộp (nếu có)

+  Thực hiện xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, hoá đơn theo quy định,

+ Thực hiện xác minh thực tế tại địa chỉ trụ sở kinh doanh của người nộp thuế và lập Biên bản xác minh tình trạng hoạt động của người nộp thuế tại địa chỉ đã đăng ký theo hồ sơ đề nghị khôi phục mã số thuế của người nộp thuế (người nộp thuế phải ký xác nhận vào Biên bản), đồng thời người nộp thuế phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế, yêu cầu của cơ quan thuế theo quy định của pháp luật.

-Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày người nộp thuế chấp hành đầy đủ các hành vi vi phạm hành chính về thuế và hóa đơn, nộp đủ số tiền thuế còn nợ, số tiền phạt, tiền chậm nộp (nếu có), cơ quan thuế thực hiện:

+ Lập Thông báo khôi phục mã số thuế cho người nộp thuế mẫu số 19/TB-ĐKT ban hành kèm theo Thông tư 95/2016/TT-BTC, gửi người nộp thuế.

+ In lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế cho người nộp thuế trong trường hợp người nộp thuế đã nộp bản gốc cho cơ quan thuế theo hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

*Đối với Trường hơp 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế của người nộp thuế, cơ quan thuế:

+ Lập danh sách các hồ sơ khai thuế còn thiếu, tình hình sử dụng hoá đơn, số tiền thuế còn nợ, số tiền phạt, tiền chậm nộp (nếu có)

+ Thực hiện xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, hoá đơn theo quy định.

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày người nộp thuế chấp hành đầy đủ các hành vi vi phạm hành chính về thuế và hóa đơn, nộp đủ số tiền thuế còn nợ, số tiền phạt, tiền chậm nộp (nếu có), cơ quan thuế thực hiện:

+ Lập Thông báo khôi phục mã số thuế cho người nộp thuế mẫu số 19/TB-ĐKT ban hành kèm theo Thông tư 95/2016/TT-BTC, gửi người nộp thuế.

+ In lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế cho người nộp thuế trong trường hợp người nộp thuế đã nộp bản gốc cho cơ quan thuế theo hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức khác

Design by Công ty Công nghệ và Truyền thông Ngọc Thắng
0843.246.222