Đổi Giấy phép xuất khẩu lao động
Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2007 đã có nhiều quy định mới liên quan đến hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Trong đó, quan trọng có việc bỏ cách dùng thuật ngữ “xuất khẩu lao động” và thay bằng cụm từ “đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài”. Do đó, Giấy phép xuất khẩu lao động được cấp cho doanh nghiệp dịch vụ cũng được thay bằng Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Doanh nghiệp đã được cấp Giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động trước ngày 01/07/2007 được tiếp tục sử dụng Giấy phép đó trong thời hạn một trăm tám mươi ngày, kể từ ngày 01/07/2007.
Trong trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu tiếp tục hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì phải sắp xếp lại tổ chức, bộ máy, bổ sung các điều kiện phù hợp với quy định của Luật này và gửi hồ sơ đổi Giấy phép đến Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Thủ tục cụ thể như sau:
1. Cơ sở pháp lý
- Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006
- Thông tư 21/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Nghị định 126/2007/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do Bộ lao động, thương binh và xã hội ban hành
- Thông tư 259/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí xác minh giấy tờ tài liệu, lệ phí cấp giấy phép hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
2. Hồ sơ cần chuẩn bị
- Văn bản đề nghị đổi Giấy phép của doanh nghiệp (theo mẫu tại Thông tư số 21/2007/TT-BLDTBXH).
- Giấy phép đã được cấp.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Báo cáo kết quả hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; của doanh nghiệp năm 2007.
- Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về vốn theo quy định.
- Giấy tờ xác nhận việc đóng góp Quỹ Hỗ trợ xuất khẩu lao động; theo quy định tại Nghị định số 81/2003/NĐ-CP.
- Giấy xác nhận ký quỹ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp ký quỹ.
- Sơ yếu lý lịch của người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài kèm theo giấy tờ chứng minh đủ điều kiện.
- Báo cáo về tổ chức bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; và bộ máy bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động; trước khi đi làm việc ở nước ngoài.
- Danh sách trích ngang cán bộ chuyên trách trong bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; gồm các nội dung: họ tên, ngày tháng năm sinh; chức vụ, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, nhiệm vụ được giao.
3. Trình tự thực hiện thủ tục
Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ xin cấp đổi Giấy phép xuất khẩu lao động đến Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét đổi Giấy phép cho doanh nghiệp, nếu không đổi Giấy phép phải trả lời và nêu rõ lý do bằng văn bản cho doanh nghiệp. Trong thời gian kể từ ngày doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ hợp lệ cho đến khi được đổi Giấy phép mới, doanh nghiệp được tiếp tục hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Doanh nghiệp thực hiện đổi giấy phép không phải nộp lệ phí.
Trường hợp không được đổi Giấy phép; doanh nghiệp phải chấm dứt việc ký kết các Hợp đồng cung ứng lao động; tuyển chọn lao động mới; kể từ ngày nhận được thông báo về việc không được đổi Giấy phép.
Sau chín mươi ngày, kể từ ngày nhận được thông báo về việc không được đổi Giấy phép, doanh nghiệp dịch vụ phải chấm dứt hoạt động ký kết các hợp đồng liên quan đến việc người lao động đi làm việc ở nước ngoài; tuyển chọn lao động; dạy nghề, ngoại ngữ cho người lao động; tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài.
Lưu ý đổi giấy phép xuất khẩu lao động
Doanh nghiệp phải chấm dứt hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong các trường hợp sau đây:
- Sau một trăm tám mươi ngày, kể từ ngày Luật Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2006 có hiệu lực mà doanh nghiệp không nộp đủ hồ sơ đổi Giấy phép theo quy định.
- Kể từ ngày doanh nghiệp nhận được văn bản thông báo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc không đổi Giấy phép cho doanh nghiệp.
Trên đây là nội dung tư vấn về thủ tục đổi giấy phép xuất khẩu lao động sang giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ Hotline 0843 246 222. Luật Hồng Minh luôn cam kết dịch vụ tốt nhất đến khách hàng.
Trân trọng!
CÔNG TY TƯ VẤN LUẬT HỒNG MINH
Hotline: 0843 246 222
Email: tuvanhongminh@gmail.com
Trụ sở chính: Số 31 Ngõ 221 Vĩnh Hưng, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội
VPGD: Phòng 611, toà 27A1 Green star, 234 Phạm Văn Đồng, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.