Trách nhiệm và nghĩa vụ chăm sóc sức khỏe người lao động

Người lao động phải được chú trọng và chặm sóc đến sức khỏe của mình; đó là quyền lợi của họ. Vậy pháp luật quy định về nào về trách nhiệm và nghĩa vụ chăm sóc sức khỏe người lao động? Trong bài viết dưới đây, Luật Hồng Minh sẽ cùng quý vị tìm hiểu về vấn đề trên:

1. Cơ sở pháp lý

  • Luật an toàn vệ sinh lao động 2015;
  • Thông tư 19/2016/TT-BYT hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động.

2. Khám sức khỏe hàng năm

Điều 21, Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:

  • Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
  • Lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản; người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
  • Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc; trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.
  • Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật.
  • Người sử dụng lao động đưa người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện chuyên môn kỹ thuật để điều trị theo phác đồ điều trị bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
  • Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe; khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả nêu trên được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ.

3. Trách nhiệm bảo đảm sức khỏe người lao động

3.1. Cơ sở lao động

  • Trách nhiệm của người làm công tác y tế tại cơ sở lao động đối với công tác sơ cứu, cấp cứu

+ Định kỳ kiểm tra, rà soát, việc tổ chức sơ cứu, cấp cứu; trang thiết bị, phương tiện sơ cứu, cấp cứu và số lượng người làm công tác sơ cứu, cấp cứu tại cơ sở lao động.

+ Quản lý và tổ chức huấn luyện cho người lao động và người lao động được phân công tham gia lực lượng sơ cứu theo quy định.

+ Đề nghị người sử dụng lao động:

a) Bổ sung thành viên của lực lượng sơ cứu, cấp cứu khi thành viên lực lượng sơ cứu, cấp cứu nghỉ việc hoặc thuyên chuyển công tác;

b) Bổ sung, thay thế, bảo dưỡng, kiểm định trang thiết bị, phương tiện sơ cứu, cấp cứu.

  • Trách nhiệm của người sử dụng lao động:

+ Lập, quản lý, bổ sung hồ sơ vệ sinh lao động, hồ sơ sức khỏe cá nhân của người lao động, hồ sơ quản lý tình hình sức khỏe người lao động tại cơ sở lao động, hồ sơ cá nhân bệnh nghề nghiệp (nếu có), hồ sơ sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động (nếu có), theo dõi sức khỏe và diễn biến bệnh nghề nghiệp của người lao động.

+ Bố trí, sắp xếp vị trí việc làm phù hợp với sức khỏe người lao động theo quy định.

+ Bảo đảm cung cấp đủ các công trình vệ sinh, phúc lợi để sử dụng tại nơi làm việc.

+ Trang bị đầy đủ trang thiết bị, phương tiện sơ cứu, cấp cứu; tổ chức lực lượng sơ cứu, cấp cứu và có văn bản phân công người quản lý lực lượng sơ cứu, cấp cứu; tổ chức huấn luyện sơ cứu, cấp cứu.

3.2. Trách nhiệm của trạm y tế xã, phường, thị trấn

  • Tham gia sơ cứu, cấp cứu ban đầu đối với các trường hợp tai nạn lao động; nhiễm độc các loại hóa chất và các tai nạn khác xảy ra trên địa bàn khi được yêu cầu.
  • Thông tin, tuyên truyền, giáo dục sức khỏe về vệ sinh phòng chống dịch, phòng chống bệnh nghề nghiệp;
  • Thống kê số cơ sở lao động và các yếu tố có hại trong môi trường lao động để có biện pháp hướng dẫn chăm sóc sức khỏe cho người lao động.
  • Kiểm tra công tác vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp trên địa bàn quản lý.

3.3. Trách nhiệm của Trung tâm y tế tuyến huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

  • Quản lý, thanh tra, kiểm tra tình hình vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động tại các cơ sở lao động trên địa bàn theo phân cấp.
  • Thông tin giáo dục truyền thông; hướng dẫn; giám sát, tập huấn; huấn luyện chuyên môn, kỹ thuật về vệ sinh lao động; sức khỏe người lao động (bao gồm cả phòng chống bệnh nghề nghiệp); sơ cứu, cấp cứu cho cơ sở lao động trên địa bàn quản lý theo phân cấp.
  • Tổ chức giao ban với người làm công tác y tế của các cơ sở lao động thuộc phạm vi quản lý để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật văn bản pháp quy và phối hợp trong công tác quản lý chăm sóc sức khỏe người lao động theo định kỳ 6 tháng/lần.

3.4. Trách nhiệm của trung tâm y tế dự phòng hoặc trung tâm bảo vệ sức khỏe lao động và môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

  • Quản lý, thanh tra, kiểm tra tình hình vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động tại các cơ sở lao động trên địa bàn theo phân cấp.
  • Xây dựng kế hoạch quản lý vệ sinh lao động; chăm sóc, nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp; huấn luyện sơ cứu; cấp cứu cho người lao động trên địa bàn trình Sở Y tế phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện.
  • Thông tin giáo dục truyền thông; hướng dẫn; giám sát; tập huấn; huấn luyện chuyên môn; kỹ thuật về vệ sinh lao động; sức khỏe người lao động (bao gồm cả phòng chống bệnh nghề nghiệp); sơ cứu; cấp cứu cho cơ sở lao động trên địa bàn quản lý theo phân cấp.
  • Tổ chức giao ban với người làm công tác y tế của các cơ sở lao động thuộc phạm vi quản lý để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật văn bản pháp quy và phối hợp trong công tác quản lý chăm sóc sức khỏe người lao động theo định kỳ 6 tháng/lần.

3.5. Trách nhiệm của y tế bộ, ngành

  • Xây dựng kế hoạch công tác vệ sinh lao động, chăm sóc, nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp, sơ cứu, cấp cứu cho người lao động thuộc phạm vi quản lý trình bộ, ngành phê duyệt và tổ chức thực hiện.
  • Kiểm tra, chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát, tập huấn, huấn luyện chuyên môn, kỹ thuật về vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động (bao gồm cả quản lý bệnh nghề nghiệp), sơ cứu, cấp cứu đối với cơ sở lao động thuộc phạm vi quản lý.
  • Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung:

– Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

– Tiêu chuẩn sức khỏe chuyên ngành và cho người lao động cao tuổi làm nghề; công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành.

3.6. Trách nhiệm của Sở Y tế

  • Chỉ đạo, tổ chức và phân cấp việc thực hiện công tác quản lý vệ sinh lao động; quản lý sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý.
  • Chỉ đạo tổ chức hoạt động thông tin giáo dục truyền thông; hướng dẫn, giám sát, tập huấn, huấn luyện chuyên môn, kỹ thuật về vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động (bao gồm cả phòng chống bệnh nghề nghiệp), sơ cứu, cấp cứu trên địa bàn quản lý.
  • Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động; cơ sở y tế cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người lao động; cơ sở khám bệnh nghề nghiệp; đào tạo cấp chứng chỉ Y tế lao động; huấn luyện sơ cứu, cấp cứu thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn.

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức khác

Design by Công ty Công nghệ và Truyền thông Ngọc Thắng
0843.246.222