Quy định về công bố sản phẩm thực phẩm trong Nghị định 15/2018/NĐ-CP ?

CÔNG BỐ SẢN PHẨM THỰC PHẨM

Vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề được quan tâm và trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết trong thời gian gần đây. Do đó, các quy định pháp luật điều chỉnh nội dung này phải không ngừng cải thiện để đáp ứng điều kiện thực tế. Nghị định 15/2018/NĐ-CP được ban hành chính thức có hiệu lực vào ngày 02/02/2018, thay thế Nghị định 38/2012/NĐ-CP đã có những thay đổi đáng kể trong các quy định về an toàn thực phẩm. Trong đó, nổi bật là nội dung về công bố sản phẩm. Vậy công bố sản phẩm là gì và nội dung này được quy định cụ thể trong Nghị định 15/2018/NĐ-CP có gì khác so với Nghị định 38/2012/NĐ-CP ?

quy-dinh-ve-cong-bo-san-pham-trong-nghi-dinh-15-2018-nd-cp

1. Công bố sản phẩm thực phẩm là gì ?

Không có định nghĩa cụ thể trong các văn bản pháp lý về việc công bố sản phẩm. Tuy nhiên, một cách tổng quát, công bố sản phẩm thực phẩm được hiểu là việc khai báo với cơ quan chức năng có thẩm quyền quản lý biết về chất lượng và mức độ an toàn của sản phẩm, mà doanh nghiệp hay tổ chức cá nhân sản xuất ra sản phẩm đó, hay sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam bắt buộc phải làm trước khi đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường. Một cách nôm na, công bố thực phẩm là việc doanh nghiệp công bố với cơ quan hữu quan và người tiêu dùng rằng sản phẩm thực phẩm mà công ty đang sản xuất hoặc nhập khẩu đã đạt chất lượng theo tiêu chuẩn của Việt Nam.

Ý nghĩa: 

An toàn thực phẩm luôn là vấn đề rất được dư luận quan tâm; vì có liên quan trực tiếp đến an toàn và sức khỏe con người. Việc công bố sản phẩm thực phẩm không chỉ được đặt ra với các sản phẩm được sản xuất trong nước; mà còn có các sản phẩm được nhập khẩu từ nước ngoài. Trên thị trường, ngoài các sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam; còn có rất nhiều sản phẩm có nguồn gốc từ nước ngoài. Để quản lý các sản phẩm có nguồn gốc từ nước ngoài thì các sản phẩm đó trước khi đưa về Việt Nam; phải thực hiện công bố chất lượng với cơ quan quản lý.

Việc công bố này có nhằm đảm bảo thực phẩm đạt chất lượng theo yêu cầu của cơ quan quản lý, giúp cơ quan có cơ sở dữ liệu để tiến hành kiểm tra, thanh tra và bảo vệ người tiêu dùng đối với các sản phẩm thực phẩm. Đồng thời, về phía doanh nghiệp; việc công bố sản phẩm thực phẩm cũng thể hiện với khách hàng về chất lượng sản phẩm để phục vụ công tác marketing, quảng cáo.

2. Công bố sản phẩm thực phẩm được quy định như thế nào trong Nghị định 15/2018/NĐ-CP ?

Trước đây, công bố sản phẩm được chia thành hai loại đó là; công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm. Tiêu chí để phân loại là phụ thuộc vào sản phẩm đã có quy chuẩn kỹ thuật; hay chưa có quy chuẩn kỹ thuật. Hồ sơ thủ tục được quy định, do đó, cũng phân thành hai loại; cho việc công bố hợp quy và cho công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm. Nghị định 15/2018/NĐ-CP ra đời đã không giữ lại cách quy định như Nghị định 38/2012/NĐ-CP. Thay vào đó, các quy định hiện hành chia công bố sản phẩm thực phẩm thành tự công bố hoặc đăng ký bản công bố sản phẩm, phụ thuộc vào quy trình công bố sản phẩm.

Theo đó, doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký bản công bố sản phẩm đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt; sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi; phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.

Đối với các sản phẩm không thuộc ba nhóm này, doanh nghiệp có thể tiến hành tự công bố sản phẩm. 

Như vậy, so với quy định tất cả các sản phẩm bao gói sẵn trước đây đều phải xác nhận bản công bố sản phẩm thì quy định hiện hành cho thấy hầu hết các sản phẩm, doanh nghiệp đều có thể tự công bố. Trong đó có các chỉ tiêu an toàn về kim loại nặng; tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật, các vi sinh vật gây bệnh, nấm men, nấm mốc; … các doanh nghiệp cũng tự công bố theo mức giới hạn cho phép mà Bộ Y tế đã quy định.

Đồng thời, doanh nghiệp phải gửi một bản tới cơ quan quản lý, sau đó được phép sản xuất. Các cơ quan quản lý sẽ căn cứ vào bản công bố này để tăng cường hậu kiểm; nếu lấy mẫu kiểm nghiệm mà không đúng như mẫu doanh nghiệp tự công bố thì sẽ xử lý rất nghiêm.

Trước đây; việc xác nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm được thực hiện tại các Bộ có liên quan. Tuy nhiên, Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định Bộ Y tế chỉ quản lý một nhóm sản phẩm; đó là sản phẩm bảo vệ sức khỏe và sản phẩm phụ gia hỗn hợp có công dụng mới; còn các sản phẩm khác sẽ đăng ký tại địa phương.

CÔNG TY TƯ VẤN LUẬT HỒNG MINH

Hotline: 0969 439 507

Email: tuvanhongminh@gmail.com

Trụ sở chính: Số 31 Ngõ 221 Vĩnh Hưng, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội

VPGD: Phòng 611, toà 27A1 Green star, 234 Phạm Văn Đồng, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Tags: , , , , , , ,

One Comement “Quy định về công bố sản phẩm thực phẩm trong Nghị định 15/2018/NĐ-CP ?”

  1. Cảm ơn tác giả! Thông tin rất hữu ích

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức khác

Design by Công ty Công nghệ và Truyền thông Ngọc Thắng
0843.246.222