Quy Định Pháp Luật Về Thành Lập Công Ty

Với tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay đã và đang tạo ra nhất nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hình thành và phát triển. Một thực tế không thể phủ nhận rằng hàng ngày, hàng giờ luôn có rất nhiều doanh nghiệp mới được thành lập. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch Đầu tư thì chỉ tính riêng trong tháng 7 năm 2019 số doanh nghiệp thành lập mới là 12.352 doanh nghiệp với số vốn đăng ký là 139.200 tỷ đồng. Tăng 9,7% về số doanh nghiệp và tăng 14,0% về số vốn so với cùng kỳ năm 2018.

Mặc dù con số cho thấy số lượng doanh nghiệp được thành lập mới rất ấn tượng tuy nhưng chúng tôi tin chắc rằng đây chưa phải là tất cả các doanh nghiệp muốn được thành lập mà nó chỉ là những doanh nghiệp được thành lập thành công. Tại sao chúng tôi lại nói như vậy? Bởi lẽ việc muốn thành lập doanh nghiệp không đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp hiểu biết được hết các quy định của pháp luật về vấn đề thành lập doanh nghiệp để từ đó có thể thành lập được doanh nghiệp.

Quy định pháp luật về thành lập công ty

Thành lập công ty theo quy định pháp luật

Nhằm cung cấp cho quý khách hàng những thông tin, quy định của pháp luật về thành lập doanh nghiệp, Luật Hồng Minh chúng tôi xin được chia sẽ những kinh nghiệm về việc thành lập doanh nghiệp cũng như các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề thành lập doanh nghiệp như sau.

1. Căn cứ pháp lý

  • Luật doanh nghiệp 2014
  • Nghị đinh 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.

2. Các loại hình doanh nghiệp được công nhận theo pháp luật doanh nghiệp.

– Doanh nghiệp tư nhân: là do 1 cá nhân làm chủ, chịu trách nhiệm vô hạn bằng tất cả tài sản cá nhân của mình.

– Công ty TNHH một thành viên (được nhiều người chọn): có thể do 1 cá nhân hay 1 tổ chức làm chủ, chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ đã góp.

– Công ty TNHH hai thành viên trở lên: có từ 2 đến 50 thành viên góp vốn (có thể là cá nhân hoặc tổ chức), chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp.

– Công ty cổ phần: có ít nhất từ 3 cá nhân hoặc tổ chức trở lên, không hạn chế tối đa cổ đông góp vốn, chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ đã góp. Ưu điểm của công ty cổ phần là có thể phát hành được cổ phiếu.

3. Tên doanh nghiệp

– Tên công ty viết bằng tiếng việt: yêu cầu phải viết được bằng tiếng việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu nhưng phải phát âm được, có ít nhất 2 thành tố: loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài. Khi dịch tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

– Tên viết tắt: được viết tắt từ tên bằng tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.

Lưu ý: Không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký. Để hạn chế việc trùng tên, người soạn hồ sơ có thể kiểm tra tên doanh nghiệp tại Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia 

4. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp.

  • Địa chỉ trụ sở công ty là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Lưu ý:  Không nên chọn địa chỉ là chung cư, căn hộ hay tòa nhà, khu dân cư. Vì nếu muốn đăng kí thì phải có giấy tờ chứng minh chung cư đó không dùng để ở, được dùng làm khu văn phòng, phải có quyết định của chủ đầu tư…rất phức tạp và mất thời gian.

5. Ngành nghề kinh doanh.

  • Ngành nghề kinh doanh đối với doanh nghiệp được mã hóa theo mã ngành cấp 4.
  • Cần chuẩn bị kỹ tất cả những ngành nghề kinh doanh dự định hoạt động và những ngành nghề liên quan và trong tương lai dự định có thể hoạt động vì số lượng ngành nghề không bị hạn chế. Trong danh sách ngành nghề, chọn ra 1 ngành chính.
  • Quý khách hàng có thể tham khảo tại Danh mục mã ngành nghề kinh doanh tại Quyết định số 10/2007 của Chính phủ (Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam) và Quyết định số 337/2007 của Bộ kế hoạch và đầu tư (Quy định nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam).

6. Vốn điều lệ công ty.

  • Vốn này do doanh nghiệp tự đăng ký và không cần phải chứng minh bằng tiền mặt, tài khoản hay bất cứ hình thức nào khác. Không quy định số vốn tối thiểu và tối đa ngoại trừ những ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định.

Cụ thể như quý khách hàng muốn kinh doanh bất động sản thì vốn điều lệ của công ty phải là 20 tỷ đồng trở lên. Theo quy định tại Thông tư số 42/2003/TT-BTC của Bộ tài chính: Từ năm 2017 các doanh nghiệp nộp thuế môn bài căn cứ vào vốn điều lệ như sau: Trên 10 tỷ đồng: Thuế môn bài là 3 triệu /1 năm và từ 10 tỷ trở xuống là 2 triệu/1 năm.

7. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

  • Là người điều hành, quản lý trực tiếp mọi hoạt động kinh doanh của công ty, đại diện cho doanh nghiệp làm việc, ký kết giấy tờ, thủ tục với cơ quan nhà nước , cá nhân hay tổ chức khác. Chức danh của đại diện pháp luật là giám đốc (Tổng giám đốc), Chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng quản trị.
  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu, điều kiện sau:

+ Phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp;

+ Thành viên, cổ đông là công ty có phần vốn góp hay cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ không được cử vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của người quản lý và của người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty làm người đại diện theo ủy quyền tại công ty khác. (Căn cư khoản 5, Điều 15 Luật doanh nghiệp 2014).

8. Một số vấn đề khác sau khi thành lập doanh nghiệp

– Đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp: Ngay sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải tiến hành thông báo công khai trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự và thủ tục của pháp luật

– Khắc dấu và công bố mẫu dấu: Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu chứ không cần phải khai báo với cơ quan Công an theo quy định của Luật DN 2005. Ngay sau khi tiến hành khắc dấu, doanh nghiệp phải tiến hành thông báo mẫu con dấu vói cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia vè đăng ký doanh nghiệp.

– Vấn đề về thuế

– Gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính: Tại trụ sở chính, chi nhánh hay văn phòng đại diện của doanh nghiệp buộc phải có gắn tên của doanh nghiệp.

– Giấy phép con: Đối với những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì ngoài giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp cần có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh như: Giấy phép du học, bảo vệ, du lịch lữ hành quốc tế….

– Thực hiện góp vốn theo cam kết: Đối với từng loại hình doanh nghiệp khác nhau thì quy định về mức vốn pháp định là khác nhau.

– Cấp Giấy chứng nhận vốn góp: Đối với mô hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty phải có nghĩa vụ cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho các thành viên tại thời điểm góp vốn theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp công ty không thực hiện, có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền tùy theo quy định của công ty đó.

Hỗ trợ từ Luật Hồng Minh

Trên đây là những tư vấn của luật Hồng Minh chúng tôi về vấn đề Quy định của pháp luật về thành lập công ty. Chúng tôi hy vọng bài viết này có thể giúp bạn giải đáp phần nào những thắc mắc cũng như giúp quý khách hàng hiểu hơn về các quy định của pháp luật trong việc thành lập doanh nghiệp.

-> Mời bạn xem thêm chi tiết dịch vụ thành lập công ty của Luật Hồng Minh

Để biết thêm thông tin chi tiết về việc thành lập doanh nghiệp quý khách hàng vui lòng liên hệ đến số hotline 0843.246.222 để được tư vấn miễn phí và trực tiếp. Luật Hồng Minh chúng tôi luôn sẵn sàng và hân hạnh được đồng hành trong những bước đi đầu tiên của doanh nghiệp quý khách hàng.

Tags: , ,

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức khác

Design by Công ty Công nghệ và Truyền thông Ngọc Thắng
0843.246.222