Khi thành lập doanh nghiệp hay đăng ký bổ xung ngành nghề kinh doanh thì chủ doanh nghiệp cần phải lưu ý khi lựa chon ngành nghề kinh doanh.
Theo pháp luật hiện hành thì các doanh nghiệp được tự do lựa chon ngành nghề kinh doanh. Tuy nhiên đó phải là những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Trước khi đăng ký ngành nghề kinh doanh với Sở kế hoạch và đầu tư các bạn nên tham khảo trước các ngành nghề kinh trong danh mục hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam.
Sau đây là một số lưu ý mà Luật Hồng Minh chúng tôi về việc lựa chon ngành nghề kinh doanh làm sao cho công ty của các bạn có một hệ thống ngành nghề kinh doanh phù hợp nhất với định hướng kinh doanh và phát triển của công ty bạn.
Lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp
Không lựa chọn các nghành nghề kinh doanh pháp luật cấm
Thứ nhất, Không được phép lựa chọn các ngành nghề kinh doanh mà pháp luật cấm. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bắt buộc không được thuộc phạm trù của các loại ngành nghề kinh doanh bị cấm trên thị trường Việt Nam. Tại quy định ở khoản 1 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2014 đã nêu doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm.
Cụ thể, tại Điều 6 Luật Đầu tư 2014 có liệt kê các hoạt động đầu tư kinh doanh bị cấm bao gồm: Kinh doanh các chất ma túy; Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật; Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã theo quy định tại Phụ lục 1 của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên; Kinh doanh mại dâm; Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người; Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người.
Đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh
Thứ hai, Doanh nghiệp có nghĩa vụ đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư và đảm bảo duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh trong suốt quá trình hoạt động.
Ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Thứ ba, DN được quyền kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải đảm bảo đáp ứng các diều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động.
Cách chọn ngành nghề kinh doanh
Thứ tư, cách chọn ngành nghề kinh doanh
– Lựa chon đúng ngành nghề kinh doanh. Khi bạn thành lập công ty chắc chắn bạn sẽ có một ngành nghề kinh doanh chính, trong hồ sơ thành lập bạn cần lựa chọn đúng ngành nghề mà bạn đang kinh doanh thì bạn mới được phép kinh doanh ngành nghề đó, tránh lựa chọn nhầm vì chỉ cần sai một chữ ngành nghề của bạn sẽ khác hoàn toàn (ví dụ khai thác gỗ khác với chế biến gỗ..). Bạn cũng nên chú ý khi đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện bạn phải đáp ứng đầy đủ điều kiện thì mới được phép kinh doanh nghành nghề đó (vốn pháp định,ngành nghề yêu cầu chứng chỉ…)
– Lựa chon những ngành nghề kinh tiềm năng. Việc các ngành nghề có liên quan với nhau rất nhiều, khi bạn đăng ký kinh doanh một mặt hàng nào đó hãy lựa chọn các mặt hàng có khả năng kinh doanh trong tương lai hoặc các mặt hàng gần giống với nó. Ví dụ ngành nghề bán lẻ máy tính thường kiêm luôn ngành nghề sửa chữa máy tính.
Lựa chọn ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Thứ năm, Có nên lựa chon ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
– Việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh có điều kiện sẽ rất khó khăn nếu như doanh nghiệp không có cá nhân có tín chỉ theo yêu cầu của ngành nghề được kinh doanh. Bạn chỉ nên đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong trường hợp đó là ngành nghề bắt buộc bạn phải lựa chọn trong hoạt động kinh doanh của bạn, còn nếu đó là ngành nghề bạn dự tính có thể phát sinh hoạt động kinh doanh sau này thì không nên đăng ký ngành nghề đó.
– Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì việc kinh doanh của doanh nghiệp phải đáp ứng yêu cầu của điều kiện đó (Điều 7 Luật Đầu tư 2014) như các điều kiện về an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc gia, đạo đức xã hội hay sức khỏe của cộng đồng. Ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện đăng tải công khai trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
Việc đăng ký kinh doanh các ngành nghề có điều kiện sẽ được thực hiện theo danh mục này. Khi thuộc các ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì ngoài Giấy phép kinh doanh do Sở kế hoạch Đầu tư cấp cấp thì bắt buộc phải có thêm một loại giấy tờ quan trọng được gọi là Giấy phép con, hay giấy phép kinh doanh.
Lưu ý giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Lưu ý: Trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không ghi ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Khi đăng ký thành lập công ty, khi thông báo bổ sung thay đổi ngành nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành nghề kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam để ghi ngành nghề kinh doanh.
Nên: Lựa chọn đăng ký những ngành nghề mà doanh nghiệp sẽ hoạt động.
Không nên: Đăng ký quá nhiều ngành nghề kinh doanh so với thực tế hoạt động sẽ dễ gây hiểu lầm và làm giảm mức độ tin tưởng của đối tác, khách hàng về thế mạnh, lĩnh vực kinh doanh của Công ty bạn.
-> Mời bạn xem thêm: dịch vụ thành lập công ty tại Luật Hồng Minh
Trên đây là những ý kiến tư vấn của Luật Hồng Minh chúng tôi về việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh cho công ty. Nếu còn câu hỏi hay băn khoăn nào khác bạn vui lòng nào khác bạn vui lòng liên hệ đến số hotline: 0843.246.222 để được gặp luật sư và nhận được sự tư vấn trực tiếp.