Ký quỹ của người lao động khi đi làm việc ở nước ngoài

Quy định về tiền ký quỹ của người lao động khi đi làm việc ở nước ngoài

Trên thực tế, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài diễn ra rất phổ biến do đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, hoạt động này tồn tại rất nhiều rủi ro. Người lao động làm việc tại nước ngoài sau khi hết thời hạn lao động vẫn không về nước mà sống ngoài vòng pháp luật để tìm kiếm công việc mới. Hoặc người lao động trốn về nước trước thời hạn do không chịu được điều kiện lao động tại nước ngoài. Đồng thời, người lao động có thể vi phạm quy định tại hợp đồng lao động hoặc pháp luật nước sở tại do không hiểu biết hoặc thái độ làm việc không tốt.

Điều này đều ảnh hưởng đến doanh nghiệp dịch vụ và do đó, pháp luật quy định cho doanh nghiệp dịch vụ có thể yêu cầu người lao động ký quỹ đảm bảo thực hiện nội dung hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Ký quỹ của người lao động khi đi làm việc ở nước ngoài

1. Cơ sở pháp lý

  • Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006
  • Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BLĐTBXH-NHNNVN quy định việc quản lý và sử dụng tiền ký quỹ của doanh nghiệp và tiền ký guỹ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội-Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
  • Thông tư 21/2013/TT-BLĐTBXH quy định mức trần tiền ký quỹ và thị trường lao động mà Doanh nghiệp dịch vụ được thỏa thuận ký quỹ với người lao động do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành

2. Thực hiện ký quỹ

Tiền ký quỹ của người lao động phải được ghi rõ trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và chỉ được thực hiện sau khi người lao động ký hợp đồng này với doanh nghiệp và được phía nước ngoài chấp nhận vào làm việc hoặc cấp visa. Người lao động và doanh nghiệp dịch vụ thỏa thuận về việc ký quỹ theo ngành, nghề, nước tiếp nhận lao động vi mức tiền ký quỹ không quá mức trn tiền ký quỹ. Mức trần tiền ký quỹ được quy định theo nước tiếp nhận lao động; và từng ngành nghề tại nước tiếp nhận lao động. 

Thời hạn ký quỹ của người lao động tương ứng với thời hạn hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài ký kết giữa doanh nghiệp và người lao động;

Người lao động trực tiếp hoặc thông qua doanh nghiệp dịch vụ nộp tiền ký quỹ vào tài khoản riêng; được doanh nghiệp mở tại ngân hàng thương mại; để giữ tiền ký quỹ của người lao động. Trường hợp người lao động nộp tiền ký quỹ thông qua doanh nghiệp, doanh nghiệp phải cấp biên lai thu tiền cho người lao động và chậm nhất là 15 ngày kể từ khi nhận tiền ký quỹ của người lao động, doanh nghiệp phải nộp toàn bộ số thu tiền ký quỹ vào tài khoản mở tại ngân hàng.

3. Sử dụng tiền ký quỹ

Trường hợp người lao động vi phạm Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; tiền ký quỹ của người lao động được doanh nghiệp dịch vụ sử dụng để bù đắp thiệt hại phát sinh do lỗi của người lao động gây ra cho doanh nghiệp. Khi sử dụng tiền ký quỹ để bù đắp thiệt hại, nếu tiền ký quỹ không đủ; thì người lao động phải nộp bổ sung, nếu còn thừa thì phải trả lại cho người lao động.

Trường hợp người lao động vi phạm hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp có quyền yêu cầu ngân hàng trích tài khoản tiền ký quỹ của người lao động để bù đắp thiệt hại phát sinh do lỗi của người lao động gây ra cho doanh nghiệp. Trong trường hợp này doanh nghiệp phải xuất trình văn bản hoà giải thành với người lao động; hoặc phán quyết đã có hiệu lực thi hành của Toà án. 

4. Hoàn trả tiền ký quỹ

Ngân hàng hoàn trả tiền ký quỹ của người lao động; sau khi trừ số tiền đã thanh toán (nếu có) trong các trường hợp sau:

  • Doanh nghiệp và người lao động thanh lý hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; (người lao động hoàn thành hợp đồng hoặc về nước trước hạn).
  • Doanh nghiệp đơn phương thanh lý hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài sau khi doanh nghiệp đã ba lần thông báo bằng thư bảo đảm trong thời gian một trăm tám mươi ngày, kể từ ngày người lao động chấm dứt Hợp đồng lao động, mà người lao động hoặc người được uỷ quyền hợp pháp của người lao động không đến thanh lý hợp đồng.
  • Doanh nghiệp bị giải thể hoặc bị phá sản.
  • Người lao động không đi làm việc ở nước ngoài sau khi đã nộp tiền ký quỹ.
  • Doanh nghiệp không đưa được người lao động đi làm việc ở nước ngoài; sau khi người lao động đã nộp tiền ký quỹ.

Trên đây là nội dung tư vấn về thủ tục thu hồi giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ Hotline 0843 246 222. Luật Hồng Minh luôn cam kết dịch vụ tốt nhất đến khách hàng.

Trân trọng!

CÔNG TY TƯ VẤN LUẬT HỒNG MINH

Hotline: 0843 246 222

Email: tuvanhongminh@gmail.com

Trụ sở chính: Số 31 Ngõ 221 Vĩnh Hưng, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội

VPGD: Phòng 611, toà 27A1 Green star, 234 Phạm Văn Đồng, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

 

 

Tags: , , , , , ,

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức khác

Design by Công ty Công nghệ và Truyền thông Ngọc Thắng
0843.246.222