Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư. Cũng liên quan đến đầu tư kinh doanh, nhiều Nhà đầu tư có gửi câu hỏi đến Luật Hồng Minh về việc có phải tất cả hoạt động đầu tư kinh doanh đều phải xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không? Để trả lời câu hỏi của quý khách hàng, Luật Hồng Minh xin đưa ra câu trả lời như sau:
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản, bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư. Nhưng không phải hoạt động đầu tư kinh doanh nào cũng cần phải xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Để giảm bớt khối lượng công việc cho Cơ quan đăng ký đầu tư, pháp luật về đầu tư có quy định về những trường hợp Nhà đầu tư không phải xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi thực hiện hoạt động đầu tư. Các trường hợp đó được quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật đầu tư năm 2014 cụ thể như sau:
Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
+ Trường hợp 1: Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước
+ Trường hợp 2: Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trừ các trường hợp sau đây:
- Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh ( 1)
- Có tổ chức kinh tế quy định tại mục (1) nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên
- Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại mục (1) nắm giữ từ 51 % vốn điều lệ trở lên.
+ Trường hợp 3: Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế.
Trong đó : + Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
+ Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
+ Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
+ Tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.
+ Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
Như vậy, theo quy định của pháp luật về đầu tư có 03 trường hợp không cần phải xin Giấy chứng nhận đầu tư trước khi tiến hành hoạt động đầu tư. Ngoài những trường hợp nêu trên, mọi trường hợp khác như dự án đầu tư của Nhà đầu tư nước ngoài; Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên…. khi tiến hành hoạt động đầu tư đều phải xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Về thủ tục, hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mời quý vị click vào link bên dưới để biết rõ hơn trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Lời kết
Trên đây là những ý kiến tư vấn của Luật Hồng Minh chúng tôi về vấn đề các trường hợp không phải xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi hoạt động dự án đầu tư. Nếu quý khách hàng có câu hỏi hay băn khoăn nào khác xin vui lòng liên hệ đến số hotline: 0843.246.222 để được luật sư của chúng tôi tư vấn trực tiếp.