Khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản sẽ dẫn đến những hậu quả pháp lý kéo theo mà các doanh nghiệp cần lưu ý. Trong bài viết dưới đây, Luật Hồng Minh sẽ tư vấn đến các quý khách hàng hậu quả pháp lý khi doanh nghiệp khi doanh nghiệp phá sản.
1. Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục phá sản
Hậu quả của quyết định này là:
- Mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn được tiến hành bình thường, tuy nhiên phải chịu sự giám sát, kiểm tra của thẩm phán và tổ quản lý, thanh lý tài sản. Nếu xét thấy người quản lý của doanh nghiệp không có khả năng điều hành hoặc nếu tiếp tục điều hành sẽ không có lợi cho việc bảo toàn tài sản của doanh nghiệp thì theo đề nghị của hội đồng chủ nợ,thẩm phán ra quyết định cử người khác quản lý và điều hành hoạt hợp động của doanh nghiệp. Điều này có nghĩa rằng mặc dù doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng phá sản nhưng pháp luật vẫn có những quy định nhằm ổn định sự tồn tại của doanh nghiệp này, mặc dù điều này rất mong manh.
- Với sự kiểm tra giám sát của tổ chức cá nhân thực hiện nhiệm vụ công quyền nhà nước muốn dự liệu khả năng tẩu tán tài sản của doanh nghiệp khi có quyết định mở thủ tục phá sản.nói chung doanh nghiệp khi bị tuyên bố mở thủ tục phá sản cơ hội duy trì sự ổn định và phát triển là rất khó và mong manh vì đối tác sẽ rất thận trọng hoặc không dại gì lại hợp tác với một doanh nghiệp săp bị tuyên bố phá sản.
- Mọi giao dịch của doanh nghiệp này đều bị hạn chế tới mức tối thiểu và hầu hết đều phải có sự đồng ý bằng văn bản của thẩm phán phụ trách giám sát như cầm cố, thế chấp, vay tiền, chuyển đổi cổ phần hoặc quyền sở hữu…(điều 49 luật phá sản)
2. Mở thủ tục thanh lý tài sản
Quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản khi xảy ra các trường hợp sau: trường hợp đặc biệt là khi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thua lỗ mà nhà nước đã áp dụng biện pháp đặc biệt để phục hồi mà không phục hồi được mà không thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ yêu cầu thì tòa án ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản. Khi hội nghị chủ nợ không thành theo quy định tại điều 106, khi có nghị quyết của hội nghị chủ nợ theo quy định tại điều 107.
Khi có quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản thì những hoạt động của doanh nghiệp phải có sự cho phép của thẩm phán trên cơ sở đề nghị của tổ quản lý, thanh lý tài sản và hoạt động đó phải cần thiết cho việc thanh lý tài sản hoặc làm tăng thêm khối tài sản của doanh nghiệp đó. Sau khi có quyết định này thì phải có kế hoạch, phương án phân chia tài sản của doanh nghiệp. Khi có quyết định này thì tất cả các khoản nợ mặc dù chưa đến hạn đều phải đáo hạn và không được tính lãi đói với thời gian này.
3. Tuyên bố phá sản
Là quyết định chấm dứt sự tồn tại về mặt pháp lý của doanh nghiệp, hợp tác xã này. Tòa án phải gửi quyết định cho cơ quan đăng kí kinh doanh để xóa tên doanh nghiệp, hợp tác xã khỏi sổ đăng kí kinh doanh. Quyết định tuyên bố phá sản là căn cứ chấm dứt mọi quan hệ thanh toán nợ đã được thanh toán hay chưa? doanh nghiệp, hợp tác xã được giải phóng khỏi nghĩa vụ trả nợ.
Đối với doanh nghiệp là công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân thì không miễn trừ nghĩa vụ tài sản đối với chủ DNTN và các thành viên hợp danh, trừ có các thỏa thuận khác.Đối với những người tại doanh nghiệp hợp tác xã có thể sẽ phải chịu những chế tài như cấm đảm nhận chức danh quản lý tương tự như các doanh nghiệp khác theo quy định của điều 108 luật phá sản 2014
* Xem thêm: Thủ tục tuyên bố phá sản công ty cổ phần
Lời kết
Trên đây là một số nội dung tư vấn của Luật Hồng Minh chúng tôi về hậu quả pháp lý khi doanh nghiệp phá sản. Nếu quý khách hàng còn có câu hỏi hay băn khoăn nào khác cần được tư vấn, quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline: 0843.246.222 hoặc tuvanhongminh@gmail.com để được các luật sư của chúng tôi tư vấn trực tiếp.