Vì một số nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan mà nhiều doanh nghiệp không có điều kiện tiếp tục hoạt động kinh doanh. Do đó, họ muốn giải thể công ty của mình, trong đó có không ít các doanh nghiệp là công ty TNHH một thành viên. Tuy nhiên không phải trong bất kỳ trường hợp nào thì công ty TNHH một thành viên cũng có thể giải thể được. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì một doanh nghiệp chỉ được giải thể công ty khi nó đáp ứng đủ các điều kiện nhất định do pháp luật doanh nghiệp hiện hành quy định. Trong bài viết dưới đây, Hồng Minh sẽ chia sẻ đến quý khách hàng điều kiện và thủ tục để giải thể công ty TNHH một thành viên
1. Căn cứ pháp lý
2. Điều kiện giải thể công ty TNHH một thành viên
– Công ty phải đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác
• Trong giải thể công ty quan trọng nhất là giải quyết những khoản nợ và những hợp đồng mà doanh nghiệp đã giao kết trước khi giải thể.
• Luật Doanh nghiệp quy định điều kiện để được giải thể là “bảo đảm thanh toán hết nợ” mà không là “phải thanh toán hết nợ”, đây là hai khái niệm khác nhau. Cụ thể, pháp luật chỉ yêu cầu doanh nghiệp xây dựng được phương án trả nợ, trên thực tế, các doanh nghiệp khi đã đến mức giải thể thì khả năng chi trả các khoản nợ là rất thấp.
Về lý thuyết, các cách thức “bảo đảm thanh toán hết nợ và nghĩa vụ tài sản khác” gồm:
• Các khoản nợ đã được thanh toán dứt điểm thể hiện qua hồ sơ giải thể;
• Một số khoản nợ được tổ chức, cá nhân khác, kể cả tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu doanh nghiệp liên quan, cam kết thanh toán nợ sau khi doanh nghiệp giải thể, trường hợp này cần lưu ý đến các quy định về chuyển giao nghĩa vụ trong Bộ Luật Dân sự 2015;
• Đối với giải thể chi nhánh, doanh nghiệp có chi nhánh giải thể có nghĩa vụ thực hiện trả nợ, vì thực chất các khoản nợ được tạo ra từ hoạt động của chi nhanh là khoản nợ của doanh nghiệp.
– Doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài. Nếu công ty có tranh chấp hoặc đang giải quyết tranh chấp với một công ty hoặc chủ thể khác ở tòa án hoặc cơ quan trọng tài thì. Công ty TNHH một thành viên của quý khách theo Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2014 cũng không được giải thể.
3. Thủ tục giải thể công ty TNHH một thành viên
Bước 1. Công bố giải thể công ty Cổ phần
– Thông báo về giải thể doanh nghiệp;
– Quyết định giải thể doanh nghiệp.
Bước 2. Đóng mã số thuế tại cơ quan thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
Bước 3. Nộp hồ sơ giải thể
Nộp hồ sơ giải thể tại Phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
– Thông báo về giải thể doanh nghiệp;
– Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp;
– Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội (nếu có);
– Danh sách người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có);
– Con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu (nếu có);
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bộ phận một cửa tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ sẽ trao giấy biên nhận và hẹn trả kết quả xử lý hồ sơ.
Bước 4. Nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại bộ phận một cửa Phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Doanh nghiệp nhận kết quả tại bộ phận một cửa Phòng Đăng ký kinh doanh
Kết quả: Cơ quan đăng ký kinh doanh nhập thông tin doanh nghiệp giải thể vào Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia và thông báo xoá tên doanh nghiệp gửi các cơ quan có liên quan.
Trên đây là những ý kiến tư vấn của Hồng Minh chúng tôi về điều kiện và thủ tục giải thể công ty TNHH một thành viên đến quý khách hàng. Hi vọng những ý kiến tư vấn này giúp ích được cho quý khách. Nếu quý khách hàng còn có câu hỏi hay băn khoăn nào khác cần giải đáp, quý khách vui lòng liên hệ đến với chúng tôi theo số hotline: 0843.246.222 để được luật sư của chúng tôi tư vấn trực tiếp.