Bạn nhận thấy loại hình kinh doanh hiện tại của công ty không còn phù hợp với điều kiện kinh doanh của công ty nữa, bởi nó đã và đang bộc lộ nhiều hạn chế hoặc doanh nghiệp của bạn không còn đáp ứng được yêu cầu về số thành viên của loại hình doanh nghiệp hiện tại và muốn thay đổi sang loại hình kinh doanh khác. Sau đây hãy cùng Luật Hồng Minh tìm hiểu các bước để thực hiện việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục của pháp luật nhé.
1. Các hình thức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
Hiện nay theo quy định của pháp luật hiện hành (Luật doanh nghiệp 2014) thì có ba hình thức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp:
– Chuyển đổi từ công ty trách nhiệm hữu hạn sang công ty cổ phần.
– Chuyển từ công ty cổ phần sang công ty trách nhiệm hữu hạn.
– Chuyển từ công ty tư nhân sang công ty trách nhiệm hữu hạn.
2. Các điều kiện khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
– Trước hết doanh nghiệp cần phải đáp ứng đầu đủ các điều kiện được quy định tại điều 28 Luật doanh nghiệp.
– Đối với trường hợp chuyển đổi từ doanh nghiệp tư nhân sang loại hình doanh nghiệp khác thì:
+ Chủ doanh nghiệp tư nhân phải cam kết bằng văn bản về chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ chư thanh toán hết của doanh nghiệp tư nhân và phải thanh toán hết khi số nợ đó đến hạn.
+ Chủ doanh nghiệp tư nhân phải là chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên hoặc là chủ sở hữu hoặc là thành viên của công ty TNHH hai thành viên trở lên.
+ Đối với các hợp đồng chưa thực hiện thì chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ phải có những thỏa thuận bằng văn bản với các bên trong hợp đồng về việc công ty mới sẽ thay thế thực hiện hợp đồng.
+ Chủ doanh nghiệp tư nhân phải có cam kết hoặc thỏa thuận với các thành viên góp vốn khác (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên) về việc tiếp tục sử dụng các lao động của doanh nghiệp tư nhân.
Một số lưu ý:
Đối với trường hợp doanh nghiệp tư nhân muốn chuyển đổi sang công ty cổ phần thì theo quy định của pháp luật hiện hành không được phép chuyển đổi trực tiếp. Khi đó doanh nghiệp tư nhân phải là thủ tục chuyển đổi sang công ty TNHH. Sau đó từ công ty NHHH làm thủ tục chuyển đổi sang công ty cổ phần.
Ngoài ra, trên thực tế có rất nhiều trường hợp các doanh nghiệp chuyển từ Công ty TNHH hai thành viên sang công ty TNHH một thành viên và ngược lại. Tuy nhiên về bản chất thì đây chỉ là việc thay đổi về số lượng thành viên công ty mà không làm thay đổi bản chất của loại hình công ty TNHH nên pháp luật không có quy định cụ thể về trường hợp chuyển đổi này.
3. Thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
Khi chuyển đổi loại hình các doanh nghiệp cần chuẩn bị đủ một bộ hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp theo quy định và thực hiện các thủ tục đăng kí thay đổi tại phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Bên cạnh đó cần phải có con dấu công ty và mã số thuế doanh nghiệp.
Hồ sơ cụ thể của việc chuyển đổi từng loại hình doanh nghiệp này sang loại hình doanh nghiệp khác được quy định cụ thể tại Đều 25 Nghị định 78/2015/N Đ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
Doanh nghiệp mới sẽ thừa kế mọi quyền, lợi ích cũng như trách nhiệm liên quan đến pháp luật cũng như các quyền và nghĩa vụ khác của doanh nghiệp cũ.
Trong trường hợp phải đổi mẫu dấu, doanh nghiệp phải tiến hành thay đổi mẫu dấu theo quy định của pháp luật.