Chế độ nghỉ thai sản và bảo vệ việc làm cho lao động nghỉ thai sản

 

Trong những năm gần đây, Nhà nước luôn có sự quan tâm đặc biệt đối với người lao động nữ. Sự quan tâm này được thể chế hóa thành những chính sách; và quy định cụ thể nhằm bảo vệ quyền và lợi ích tối đa của người lao động nữ; đặc biệt là đối với lao động nữ mang thai và nuôi con nhỏ. Trong bài viết dưới đây, Luật Hồng Minh xin tư vấn đến các quý khách hàng quy định của pháp luật về chế độ nghỉ thai sản và bảo vệ việc làm cho lao động nghỉ thai sản.

1. Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Lao động 2019;
  • Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.

chế độ nghỉ thai sản

2. Chế độ nghỉ thai sản

Hiện nay chế định liên quan đến vấn đề nghỉ thai sản được quy định tại Điều 139 Bộ luật Lao động 2019. Theo đó có thể thấy quy định về chế độ nghỉ thai sản của người lao động sẽ bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, là thời gian nghỉ sinh con:

Thời gian nghỉ sinh con chung cho mọi phụ nữ là 6 tháng.

Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi; cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 2 tháng và thời gian nghỉ tối thiểu là 4 tháng. Tuy nhiên, luật cũng quy định lao động nữ có thể đi làm sớm hơn khi đủ các điều kiện:

+ Đảm bảo thời gian nghỉ tối thiểu là 4 tháng;

+ Có xác nhận của cơ sở khám bệnh; chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động;

+ Được người sử dụng lao động đồng ý

+ Phải báo trước.

Trong trường hợp này; ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả; lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội cho đến khi hết thời gian nghỉ theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, là về quyền lợi của lao động nữ khi sinh con:

Trong thời gian nghỉ thai sản; lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Trường hợp lao động nữ có nhu cầu nghỉ thêm ngoài thời gian quy định; thì có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương; sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động.

Bên cạnh những quy định thống nhất nêu trên thì BLLĐ năm 2019 cũng có những điểm mới so với BLLĐ năm 2012 theo hướng có lợi cho người lao động nữ và bình đẳng giới trong chế độ nghỉ thai sản:

Việc quy định nghĩa vụ báo trước của người lao động trong trường hợp người lao động nữ có nhu cầu đi làm việc sớm hơn trước thời hạn nghỉ thai sản là điểm mới của Bộ luật Lao động 2019. Quy định trên là phù hợp; nhằm tạo sự chủ động cho người sử dụng lao động trong bố trí; sắp xếp công việc cho lao động nữ sau khi sinh con; đồng thời không làm ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Đặc biệt, Bộ luật Lao động 2019 đã bổ sung các đối tượng được hưởng chính sách về chế độ thai sản. Bộ luật Lao động 2019 quy định nam giới được nghỉ khi vợ sinh con; người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi; lao động nữ mang thai hộ; và người lao động là người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ việc; hưởng chế độ thai sản tương thích với quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật hôn nhân gia đình. Quy định cũng được sửa đổi theo hướng trung tính và thể hiện cả lao động nam và lao động nữ trong việc bảo đảm việc làm cho lao động nghỉ thai sản. Tuy nhiên, một điểm mới bổ sung của BLLĐ 2019 đó là bổ sung nội dung: “mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích so với trước khi nghỉ thai sản”. Với quy định này, góp phần bảo vệ tốt hơn cho lao động nghỉ thai sản so với BLLĐ 2012.

3. Bảo đảm việc làm cho lao động nghỉ thai sản

Việc bảo đảm việc làm cho người lao động nghỉ thai sản là một trong những vấn đề quan trọng; và cần thiết đối với người lao động. Vấn đề bảo đảm việc làm cho người lao động nghỉ thai sản được quy định tại Điều 140 Bộ luật Lao động năm 2019.

Điểm nổi bật trong vấn đề bảo đảm việc làm cho người lao động nghỉ thai sản đó là việc người lao động “không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích so với trước khi nghỉ thai sản”. Bởi sau thời gian nghỉ sinh tương đối dài, nếu được đảm bảo việc làm và thu nhập sẽ giúp lao động nữ yên tâm thực hiện thiên chức của mình. Tránh tình trạng khi hết thời gian nghỉ thai sản; người lao động nữ quay lại làm việc thì bị người sử dụng lao động từ chối với lý do vị trí công việc đã không còn; hoặc khi quay lại làm việc bị người sử dụng lao động cắt giảm tiền lương hoặc quyền; lợi ích so với thời gian trước khi nghỉ thai sản.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Hồng Minh chúng tôi về quy định của pháp luật về chế độ nghỉ thai sản và bảo vệ việc làm cho lao động nghỉ thai sản. Nếu quý khách hàng còn có câu hỏi hay băn khoăn nào khác cần được tư vấn, hướng dẫn, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline: 0843.246.222 hoặc tuvanhongminh@gmail.com để được các luật sư của chúng tôi tư vấn, hỗ trợ và giải đáp trực tiếp.

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức khác

Design by Công ty Công nghệ và Truyền thông Ngọc Thắng
0843.246.222