Quyền sử dụng đất là loại đối tượng được thừa kế nhiều nhất hiện nay. Có nhiều khách hàng thắc mắc rằng nếu nhận thừa kế là quyền sử dụng đất từ cha mẹ, cô, chú … thì phải nộp bao nhiêu tiền thuế thu nhập cá nhân? Để giải đáp thắc mắc của quý vị, Luật Hồng Minh xin đưa ra ý kiến như sau về vấn đề trên.
1. Những trường hợp chịu thuế khi nhận thừa kế
– Thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán: cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác…
– Thu nhập từ nhận thừa kế là vốn góp trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh bao gồm: vốn góp trong công ty TNHH, hợp tác xã, công ty hợp dnah, doanh nghiệp tư nhân, cơ sở kinh doanh của cá nhân….
– Thu nhập từ nhận thừa kế là bất động sản: quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất, quyền sở hữu nhà kể cả nhà ở hình thành trong tương lai, kết cấu hạ tầng và các công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả công trình xây dựng hình thành trong tương lai, quyền thuê đất, quyền thuê mặt nước, các loại thu nhập khác nhận được từ thừa kế là bất động sản dưới mọi hình thức.
– Thu nhập từ nhận thừa kế là các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng như ô tô, xe gắn máy, xe mô tô, tàu thủy, ca nô, tàu kéo, tàu đẩy, thuyền, du thuyền, tàu bay….
2. Những trường hợp miễn thuế khi nhận thừa kế
Thừa kế là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.
Bạn có biết: Thừa kế là gì
3. Về thuế thu nhập cá nhân
Nếu quý vị không thuộc các trường hợp được miễn thuế thì khi nhận được thừa kế số tiền thuế mà quý vị cần phải nộp được tính như sau:
Tiêu chí | Đối với cá nhân cư trú | Đối với cá nhân không cư trú |
Cách xác định | + Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam; b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn. |
Không đáp ứng điều kiện nào |
Cách tính thuế | = thu nhập tính thuế* 10%
Trong đó thu nhập tính thuế = thu nhập chịu thuế theo quy định tại Điều 21 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 sửa đổi, bổ sung năm 2012 |
= thu nhập chịu thuế *10%
( Điều 31 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 sửa đổi, bổ sung 2012) |
Thu nhập chịu thuế | Là phần giá trị thừa kế vượt trên 10 triệu đồng mà đối tượng nộp thuế nhận được theo từng lần phát sinh
|
Là phần giá trị giải thưởng vượt trên 10 triệu đồng theo từng lần phát sinh thu nhập mà cá nhân không cư trú nhận được tại Việt Nam |
Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế | Là thời điểm đối tượng nộp thuế nhận được thừa kế | Là thời điểm đối tượng nộp thuế nhận được thừa kế |
Như vậy từ bảng so sánh trên, đối với thu nhập nhận được từ việc nhận thừa kế thì của với cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú là như nhau.
Ví dụ: Anh Nguyễn Văn A được chú của mình là ông Nguyễn Văn B để lại cho một phần di sản thừa kế là tiền mặt có giá trị là 15 triệu đồng.
- Thu nhập chịu thuế = 15-10= 5 triệu đồng
- Thu nhập tính thuế= Thu nhập chịu thế= 5 triệu đồng
- Số tiền thuế phải nộp= 5 triệu đồng *10%=500.000 đồng
Trên đây là những ý kiến tư vấn của Luật Hồng Minh chúng tôi về vấn đề quý khách hàng yêu cầu. Nếu quý khách hàng có câu hỏi hay băn khoăn nào khác xin vui lòng liên hệ đến số hotline: 0843.246.222 để được luật sư của chúng tôi tư vấn trực tiếp.