Các công việc cần phải thực hiện khi lập dự án đầu tư

Lập dự án đầu tư là gì? – Để đảm bảo một dự án đầu tư thành công, công đoạn lập kế hoạch đầu tư là rất quan trọng. Góp phần chứng minh cho người quyết định đầu tư thấy được sự cần thiết, mục tiêu, hiệu quả đầu tư của dự án; làm cơ sở cho người bỏ vốn (cho vay vốn) xem xét hiệu quả dự án và khả năng hoàn trả vốn. Sau đây là một số chia sẻ của luật Hồng Minh về các công việc cần phải thực hiện khi lập dự án đầu tư.

Các công việc cần phải thực hiện khi lập dự án đầu tư

I. LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ LÀ GÌ?

  • Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể,trong khoảng thời gian xác định .
  • Lập dự án đầu tư xây dựng công trình để chứng minh cho người quyết định đầu tư thấy được sự cần thiết, mục tiêu, hiệu quả đầu tư của dự án; làm cơ sở cho người bỏ vốn (cho vay vốn) xem xét hiệu quả dự án và khả năng hoàn trả vốn. Đồng thời để các cơ quan quản lý nhà nước xem xét sự phù hợp của dự án đối với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch xây dựng; đánh giá tác động về sự ảnh hưởng của dự án tới môi trường, mức độ an toàn đối với các công trình lân cận; các yếu tố ảnh hưởng tới kinh tế xã hội; sự phù hợp với các yêu cầu về phòng chống cháy nổ, an ninh quốc phòng.

II. CÁC CÔNG VIỆC CẦN THỰC HIỆN KHI LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Cũng như việc lập dự án đầu tư khác, lập dự án đầu tư xây dựng công trình nhà đầu tư phải tiến hành các công việc, cụ thể:

  • Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư;
  • Tiến hành tiếp xúc, thăm dò thị trường trong nước và ngoài nước để xác định nhu cầu tiêu thụ, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tìm nguồn cung ứng thiết bị, vật tư cho sản xuất; xem xét khả năng về nguồn vốn đầu tư và lựa chọn hình thức đầu tư;
  • Tiến hành điều tra, khảo sát và chọn địa điểm xây dựng;
  • Lập dự án đầu tư;
  • Gửi hồ sơ dự án và văn bản trình đến người có thẩm quyền quyết định đầu tư tổ chức cho vay vốn đầu tư và cơ quan thẩm định dự án đầu tư.

Sau khi thực hiện xong các công việc trên thì nhà đầu tư tiến hành lập dự án đầu tư. Dự án đầu tư được biểu hiện ở hai văn kiện:

1. Báo cáo tiền khả thi:

Báo cáo tiền khả thi là báo cáo cung cấp thông tin một cách tổng quát về dự án. Qua đó chủ đầu tư có thể đánh giá sơ bộ tính khả thi của dự án. Đồng thời lựa chọn phương án đầu tư thích hợp nhất cho dự án. Báo cáo tiền khả thi là căn cứ để xây dựng báo cáo khả thi.

Nội dung của Báo cáo tiền khả thi bao gồm:

  • Định hướng đầu tư, điều kiện thuận lợi và khó khăn;
  • Quy mô dự án và hình thức đầu tư;
  • Khu vực và địa điểm đầu tư (dự kiến các nhu cầu sử dụng đất, các vấn đề ảnh hưởng môi trường, xã hội, tái định cư ,nhân công,…) được phân tích, đánh giá cụ thể;
  • Phân tích, đánh giá sơ bộ về thiết bị, công nghệ, kỹ thuật và điều kiện cung cấp các vật tư, nguyên vật liệu, dịch vụ, hạ tầng cơ sở,…
  • Lựa chọn các phương án xây dựng;
  • Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động vốn, khả năng thu hồi vốn, khả năng trả nợ và thu lãi;
  • Có các đánh giá về hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế – xã hội của dự án;
  • Thành phần, cơ cấu của dự án: tổng hợp hay chia nhỏ các hạng mục.

Trong trường hợp báo cáo tiền khả thi phải được phê duyệt theo quy định của pháp luật thì sau khi được phê duyệt nhà đầu tư có thể bắt tay vào xây dựng bản báo cáo chi tiết, đầy đủ theo hướng đã lựa chọn trong báo cáo tiền khả thi, đó là Báo cáo khả thi.

2. Báo cáo khả thi:

Báo cáo khả thi là tập hợp các số liệu, dữ liệu phân tích, đánh giá, đề xuất chính thức về nội dung của dự án theo phương án đã được chủ đầu tư lựa chọn. Và như đã nói ở trên nó cũng là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền thẩm tra và quyết định đầu tư.

Nội dung của Báo cáo khả thi của dự án đầu tư:

  • Các căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư;
  • Mục tiêu đầu tư;
  • Địa điểm đầu tư;
  • Qui mô dự án;
  • Vốn đầu tư;
  • Thời gian, tiến độ thực hiện dự án;
  • Các giải pháp về kiến trúc, xây dựng, công nghệ, môi trường;
  • Phương án sử dụng lao động, quản lý, khai thác dự án;
  • Các hình thức quản lí dự án;
  • Hiệu quả đầu tư;
  • Xác định các mốc thời gian chính thực hiện dự án;
  • Tính chất tham gia, mối quan hệ cũng như trách nhiệm của các cơ quan liên quan.

3. Lưu ý

Nhìn chung thì nội dung của báo cáo khả thi cần đáp ứng một số yêu cầu cơ bản như: Tính hợp pháp, tính hợp lí, tính khả thi, tính hiệu quả, tính tối ưu,…

Việc lập báo cáo mang tính chuyên nghiệp rất cao. Do vậy một sự chú ý dành cho các chủ đầu tư trong quá trình lập báo cáo nên có sự hỗ trợ của các cơ quan chuyên môn, các tổ chức và các chuyên gia từng tham gia thẩm định các dự án. Đặc biệt, nếu dự án sử dụng nguồn vốn vay nên mời cả người cho vay (tổ chức tín dụng; các nhà đầu tư;…) tham gia ngay từ khâu lập dự án.

Theo các chuyên gia thì muốn có một báo cáo khả thi có chất lượng thì chủ đầu tư phải dành thời gian và chi phí thỏa đáng cho việc khảo sát và lập báo cáo (Theo một nghiên cứu của UNDP thì chi phí lập báo cáo thường chiếm 5% kinh phí dự án, có khi lên tới 15 – 20% đối với các dự án đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao, phức tạp).

Sau khi hoàn thành Báo cáo tiền khả thi và Báo cáo khả thi nhà đầu tư phải trình các báo cáo trên đến cơ quan có thẩm quyền để thẩm tra đầu tư. (Với các dự án phải thẩm tra đầu tư). Đồng thời, gửi đến tổ chức cho vay vốn đầu tư. (Với dự án sử dụng nguồn vốn vay).

CÔNG TY TƯ VẤN LUẬT HỒNG MINH

Hotline: 0969 439 507

Email: tuvanhongminh@gmail.com

Trụ sở chính: Số 31 Ngõ 221 Vĩnh Hưng, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội

VPGD: Phòng 611, toà 27A1 Green star, 234 Phạm Văn Đồng, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Tags: , , , , , , , , , ,

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức khác

Design by Công ty Công nghệ và Truyền thông Ngọc Thắng
0843.246.222