Hoạt động chế bản, in, gia công là hoạt động khá phổ biến hiện nay với nhiều sản phẩn in khác nhau. Theo quy định của pháp luật, cơ sở in cần đăng ký hoạt động với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Để biết rõ cơ sở của mình muốn mở có phải đăng ký hay không. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật Hồng Minh để biết những thông tin chi tiết.
1. Sản phẩm in
Sản phẩm in là sản phẩm được tạo ra bằng công nghệ, thiết bị ngành in trên các loại vật liệu khác nhau, bao gồm:
- Báo, tạp chí và các ấn phẩm báo chí khác theo quy định của pháp luật về báo chí
- Mẫu, biểu mẫu giấy tờ do cơ quan nhà nước ban hành
- Tem chống giả
- Hóa đơn tài chính, các loại thẻ, giấy tờ có sẵn mệnh giá hoặc dùng để ghi mệnh giá (không bao gồm tiền)
- Xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật về xuất bản
- Bao bì, nhãn hàng hóa
- Tài liệu, giấy tờ của tổ chức, cá nhân
- Các sản phẩm in khác
2. Điều kiện hoạt động cơ sở in
- Có thiết bị phù hợp để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn chế bản, in, gia công sau in theo nhu cầu, khả năng hoạt động in. Đúng với nội dung đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động in hoặc tờ khai đăng ký hoạt động in. Quy định tại Điều 12 và Điều 14 Nghị định 60/2014/NĐ-CP.
- Có mặt bằng hợp pháp để thực hiện chế bản, in, gia công sau in
- Có chủ sở hữu là tổ chức, cá nhân Việt Nam và có người đứng đầu là công dân Việt Nam. Thường trú hợp pháp tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
3. Hồ sơ cấp Giấy phép hoạt động cơ sở in
- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động in theo mẫu quy định
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính. Để đối chiếu một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Hay giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký thuế, quyết định thành lập cơ sở in đối với cơ sở in sự nghiệp công lập
- Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu cơ sở in theo mẫu quy định.
>> Mời bạn xem thêm: Thủ tục phát hành hóa đơn đặt in
4. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép hoạt động in
Bước 1: Cơ sở in chuẩn bị hồ sơ có thành phần như trên
– Cơ sở in phải đăng ký hoạt động với cơ quản lý nhà nước về hoạt đông in bao gồm:
- Báo, tạp chí và các ấn phẩm báo chí khác theo quy định của pháp luật về báo chí
- Mẫu, biểu mẫu giấy tờ do cơ quan nhà nước ban hành
- Hóa đơn tài chính, các loại thẻ, giấy tờ có sẵn mệnh giá hoặc dùng để ghi mệnh giá (không bao gồm tiền)
- Bao bì, nhãn hàng hóa
- Tài liệu, giấy tờ của tổ chức, cá nhân
- Các sản phẩm in khác
Bước 2: Cơ sở in tiến hành nộp hồ sơ và trả kết quả
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in phải cấp giấy phép. Trong đó ghi rõ nội dung hoạt động in phù hợp với thiết bị của cơ sở in. Cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động in. Trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
- Nơi nộp: Cục Xuất bản, In và Phát hành thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông
- Hồ sơ đề nghị cấp phép của cơ sở in không đầy đủ thông tin. Thông tin không trung thực hoặc không thể hiện việc đáp ứng đủ điều kiện hoạt động theo quy định bị từ chối nhận hồ sơ cấp phép.
- Cơ sở in được cấp giấy phép hoạt động in không phải đăng ký hoạt động theo quy định tại Điều 14 Nghị định 60/2014/NĐ-CP.
- Trường hợp cơ sở đề nghị cấp phép hoạt động in các sản phẩm. Quy định tại Nghị định 60/2014/NĐ-CP. Đồng thời đề nghị cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm mà cơ sở này có đủ điều kiện theo quy định của Luật xuất bản thì cấp chung trên một giấy phép
Lời kết
Trên đây là một số nội dung tư vấn của Luật Hồng Minh chúng tôi về vấn đề Đăng ký hoạt động cơ sở in. Nếu quý khách hàng còn có câu hỏi hay băn khoăn nào khác cần được tư vấn, hướng dẫn xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0843.246.222. Hoặc tuvanhongminh@gmail.com