Việc đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm cho quán lẩu là điều vô cùng quan trọng . Đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm cho quán lẩu là sợi dây kết nối sự tin tưởng của quán với khách hàng. Đồng thời, là điều quan trọng quyết định tới việc xin cấp giấy phép kinh doanh. Vậy thủ tục xin cấp Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho quán lẩu cần tiến hành như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho quý vị.
1. Điều kiện để cấp Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
- Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Đối với quán lẩu thì cần những điều kiện sau:
+ Cửa hàng kinh doanh có khoảng cách an toàn với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm;
+ Duy trì các điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho món lẩu. Về vấn đề liên quan đến mua bán cần phải đảm bảo truy xuất được nguồn gốc xuất xứ của thực phẩm;
+ Sử dụng nguyên liệu, hóa chất, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có trong danh mục cho phép của BYT.
+ Nguồn nước phục vụ kinh doanh cần đạt quy chuẩn kỹ thuật và luôn đầy đủ nhằm phục vụ sản xuất và kinh doanh sản phẩm;
+ Có trang thiết bị phù hợp sản xuất, kinh doanh sản phẩm và không gây độc hại, không gây ô nhiễm cho sản phẩm, môi trường;
- Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp.
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
2. Hồ sơ xin cấp Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
Sau khi đảm bảo đủ điều kiện xin cấp phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho quán lẩu, chủ đơn vị kinh doanh cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký an toàn vệ sinh thực phẩm. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có:
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo Mẫu số 01 Ban hành kèm theo Thông tư số: 47/2014/TT-BYT ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền . Bản vẽ sơ đồ mặt bằng của cơ sở; Sơ đồ quy trình chế biến, bảo quản, vận chuyển, bày bán thức ăn, đồ uống; Bản kê về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở
– Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
– Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
3. Thủ tục xin cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Bước 1: Chuân bị hồ sơ như trên
Bước 2: Nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền( Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm, ủy ban nhân dân cấp quận, huyện )
Bước 3 : Nhận kết quả
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm:
+ Nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
+ Trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thời gian hiệu lực giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là 03 năm; (tính từ ngày cấp). Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh.