Chuyển nhượng cổ phần là hình thức chuyển giao quyền sở hữu cổ phần trong công ty từ cổ đông góp vốn cũ trong công ty cổ phần sang cổ đông mới khác, chuyển nhượng cổ phần chỉ được thực hiện trong trường hợp đủ điều kiện theo quy định của pháp luật trừ một số trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoảng 1 Điều 126 Luật doanh nghiệp 2014. Vậy thủ tục chuyển nhượng cổ phần được tiến hành như thế nào, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích về vấn đề trên.
1. Điều kiện chuyển nhượng cổ phần
Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014 thì cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác trừ các trường hợp sau đây:
- Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.
- Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.
Nếu bạn không thuộc 1 trong 2 trường hợp trên thì bạn có thể thực hiện thủ tục chuyển nhượng.
2. Thủ tục chuyển nhượng cổ phần
- Ký kết và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng.
- Tiến hành lập biên bản xác nhận việc đã hoàn thành thủ tục thông qua việc chuyển nhượng cổ phần
- Tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông để thông qua việc chuyển nhượng cổ phần
- Tiến hành chỉnh sửa bổ sung thông tin trong sổ đăng ký cổ sống của công ty
- Tiến hành đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập.
-> Xem thêm bài viết: Thay đổi cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài
3. Đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập
– Thông báo thay đổi cổ đông sáng lập
– Biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông
– Quyết định thay đổi cổ đông sáng lập của Đại hội đồng cổ đông
– Danh sách cổ đông sáng lập khi đã thay đổi;
– Danh sách cổ đông sau khi thay đổi (lưu công ty);
– Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần và Biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng cổ phần;
– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực của cá nhân hoặc pháp nhân còn hiệu lực của cổ đông sáng lập mới;
– Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Trên đây là chi tiết thủ tục chuyển nhượng cổ phần, đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập. Hy vọng thông tin trên của Luật Hồng Minh có thể giúp bạn triển khai chuyển nhượng nhanh chóng.