Thủ tục và điều kiện tách thửa đất tại Hà Nội năm 2020

Để tiến hành hoạt động tách thửa đất thì cần phải đáp ứng được những điều kiện nhất định. Bên cạnh đó thủ tục tách thửa cũng phải được tiến hành theo trình tự, quy định của pháp luật. Do đó để giúp quý khách hàng của Hồng Minh có thêm những kiến thức pháp lý về vấn đề này, chúng tôi xin chia sẻ điều kiện và thủ tục tách thửa năm 2020 theo quuy định của pháp luật hiện hành.

1. Căn cư pháp lý

– Luật Đất đai 2013

– Nghị định số 43/2014/NĐ-CP Quy định hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Đất đai năm 2013;

– Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT Quy định về hồ sơ địa chính của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

– Quyết định 20/2017/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội.

-> Luật Hồng Minh có hỗ trợ dịch vụ tách thửa nhanh chóng tại Hà Nội.

Điều kiện tách thửa đất

2. Điều kiện tách thửa

Do một số nguyên nhân nào đó mà người sử dụng đất muốn tách thửa đất của mình. Tuy nhiên không phải ở bất kỳ trường hợp nào cũng đều có thể tiến hành được thủ tục tách thửa. do đó trước khi tiến hành thủ tục tách thửa, quý khách hàng nên tìm hiểu xem thửa đất của mình có thể tách được hay không. Về điều kiện để tách thửa được quy định tại Luật Đất đai 2013 như sau:

– Khoản 2, Điều 143 Luật Đất đai quy định về điều kiện tách thửa như sau: Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương.

– Điều 5 Quyết định 20/2017/QĐ-UBND quy định:

+ Có chiều rộng mặt tiền và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng (đường giới hạn cho phép xây dựng công trình trên thửa đất) từ 3 mét trở lên;

+ Có diện tích không nhỏ hơn 30 m2 đối với khu vực các phường, thị trấn và không nhỏ hơn 50% hạn mới giao đất ở (mức tối thiểu) quy định tại Điều 3 Quy định này đối với các xã còn lại.

+ Khi chia tách thửa đất có hình thành ngõ đi sử dụng riêng thì ngõ đi phải có mặt cắt ngang từ 2m trở lên đối với thửa đất thuộc khu vực các xã và từ 1m trở lên đối với thửa đất thuộc khu vực các phường, thị trấn và các xã giáp ranh.

Không được tách thửa đối với các trường hợp sau:

+ Thửa đất nằm trong các dự án phát triển nhà ở theo quy hoạch, các dự án đấu giá quyền sử dụng đất theo quy hoạch để xây dựng nhà ở đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

+ Thửa đất gắn liền với diện tích nhà đang thuê của Nhà nước, mà người đang thuê chưa hoàn thành thủ tục mua nhà, cấp Giấy chứng nhận theo quy định.

+ Thửa đất gắn liền với nhà biệt thự thuộc sở hữu nhà nước đã bán, đã tư nhân hóa nhưng thuộc danh mục nhà biệt thự bảo tồn, tôn tạo theo Quy chế quản lý, sử dụng nhà biệt thự cũ được xây dựng trước năm 1954 trên địa bàn Thành phố do UBND Thành phố phê duyệt.

+ Đất thuộc khu vực Nhà nước đã có Thông báo thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai 2013;

+ Các thửa đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

3. Trình tự tách thửa đất tại Hà Nội năm 2020

– Chuẩn bị hồ sơ gồm có:

+ Đơn đề nghị tách thửa – mẫu số 11/ĐK ban hành kèm Thông tư 24/2014/TT-BTNMT

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài khác gắn liền với đất bản gốc.

+ Bản sao công chứng, chứng thực chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị tương đương.

+ Một số giấy tờ khác như: bản sao công chứng, chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (nếu có) hoặc giấy xác nhận tình trạng độc thân,…

+ Giấy ủy quyền trong trường hợp chủ sở hữu đất không tự mình đi thực hiện được thủ tục thì có thể ủy quyền cho người khác đã trên 18 tuổi, đủ năng lực hành vi dân sự.

– Nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai.

– Bộ phận tiếp nhận trao phiếu hẹn cho người đi nộp hồ sơ và phải thực hiện các việc sau:

+ Thực hiện việc đo đạc, kiểm tra địa chính (cử người thực hiện) để chia tách thửa đất theo đơn yêu cầu của người có đất.

+ Lập hồ sơ và trình lên Sở Tài nguyên và môi trường để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất có nhu cầu đối với thửa đất mới được tách.

+ Người thực hiện hồ sơ có thể phải nộp thuế phí cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Thời hạn thực hiện thủ tục là 15 ngày làm việc kể từ ngày Văn phòng đăng ký đất đai nhận được hồ sơ hợp lệ.

4. Một số lưu ý khi tiến hành thủ tục tách thửa tại Hà Nội

– Nếu người sử dụng đất xin tách thửa đất mà thửa đất được hình thành từ việc tách thửa không đảm bảo các điều kiện theo quy định nêu trên để hợp với thửa đất ở khác liền kề tạo thành thửa đất mới đảm bảo các điều kiện theo quy định thì được phép tách thửa đồng thời với việc hợp thửa đất và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho thửa đất mới. Trường hợp thửa đất còn lại sau khi tách thửa không đảm bảo các điều kiện theo quy định thì không được phép tách thửa;

– Thửa đất đang sử dụng được hình thành từ trước ngày 10/4/2009 có diện tích, kích thước nhỏ hơn mức tối thiểu quy định tại mục 2, đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận thì người đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận. Việc xây dựng nhà ở, công trình trên thửa đất đó phải theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội;

– Không cấp Giấy chứng nhận, không làm thủ tục thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất hoặc thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất đối với trường hợp tự tách thửa đất thành hai hoặc nhiều thửa đất trong đó có một hoặc nhiều thửa đất không đảm bảo các điều kiện quy định tại mục 2.

Trên đây là những ý kiến tư vấn của Hồng Minh điều kiện và thủ tục tách thửa tại Hà Nội năm 2020. Nếu quý khách hàng còn có băn khoăn hay có caauu hỏi nào khác cần giải đáp xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được các luật sư của chúng tôi tư vấn trực tiếp.

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức khác

Design by Công ty Công nghệ và Truyền thông Ngọc Thắng
0843.246.222