Tại sao phải đăng ký bảo hộ sáng chế?

Lợi ích của việc đăng ký bảo hộ sáng chế

1. Sáng chế là gì

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Nói cách khác, sáng chế là những tìm tòi, sáng tạo của con người nhằm đột phá những giá trị của tự nhiên và giải quyết được các vấn đề trong đời sống xã hội. Sáng chế theo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam bao gồm sáng chế và giải pháp hữu ích.

Tại sao phải đăng ký bảo hộ sáng chế?

Một phát minh được bảo hộ dưới dạng độc quyền sáng chế phải là sản phẩm hoàn toàn mới; có tính sáng tạo cao mà người bình thường không thể nghĩ ra được. Nó có khả năng ứng dụng trong công nghiệp và đời sống. Được bảo hộ trong vòng 20 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ. Còn giải pháp hữu ích là những sản phẩm chế tạo ra nhằm cải tiến; hoặc làm tăng thêm chức năng của các sáng chế đã có trước đó. Thiết bị này góp phần làm cho sản phẩm trở nên hữu ích hơn; bằng độc quyền giải pháp hữu ích được bảo hộ trong thời gian 10 năm.

2. Tại sao phải đăng ký bảo hộ sáng chế

Việc đăng ký sáng chế là yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ xem xét, đánh giá xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho sáng chế theo yêu cầu của chủ đơn là người sẽ trở thành chủ sở hữu của sáng chế khi sáng chế đáp ứng đầy đủ tất cả các tiêu chuẩn bảo hộ theo quy định và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Việc đăng ký bảo hộ sáng chế là vô cùng cần thiết, nhất là trong điều kiện nền kinh tế phát triển và các đối thủ cạnh tranh có thể sử dụng mọi biện pháp cạnh tranh, bảo gồm cả ăn cắp ý tưởng.

Nói chung, để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình; chủ sở hữu sáng chế nên đi đăng ký bảo hộ cho sáng chế của mình; nếu đáp ứng được các điều kiện bảo hộ. Các điều kiện bao gồm: tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp. Trong đó, giải pháp hữu ích chỉ cần có tính mới và khả năng áp dụng công nghiệp. Các lý do sau dẫn đến việc chủ sở hữu sáng chế nên đi đăng ký bảo hộ sáng chế:

Thứ nhất, xác định quyền sở hữu sáng chế

Sáng chế thực chất là sản phẩm được tạo ra từ hoạt động trí óc của con người, không có con người thì không có sáng chế, và người tạo ra sáng chế được gọi là tác giả. Tuy nhiên, tác giả của sáng chế không đồng nghĩa với việc; anh ta cũng đồng thời là chủ sở hữu của sáng chế. Việc xác định ai là chủ sở hữu sáng chế được xác định thông qua thủ tục đăng ký tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà cụ thể là Cục Sở hữu trí tuệ. Do đó, trong trường hợp không đi đăng ký; sáng chế không được công nhận là thuộc quyền sở hữu của tác giả trên bề mặt pháp lý. Điều này dẫn đến nhiều hệ quả trong việc thực hiện quyền và bảo vệ quyền sau này.

Thứ hai, là cơ sở thực hiện quyền đối với sáng chế

Chủ sở hữu có quyền độc quyền sử dụng sáng chế nghĩa là được độc quyền trực tiếp khai thác sáng chế. Trường hợp không trực tiếp khai thác sáng chế, ví dụ có thể do không có cơ sở sản xuất sản phẩm được bảo hộ sáng chế hoặc chỉ có khả năng khai thác sáng chế ở một thị trường nhất định…, chủ sở hữu có quyền cấp li-xăng cho một hoặc nhiều doanh nghiệp mong muốn khai thác sáng chế đó để thu tiền từ hoạt động này. Nếu có một doanh nghiệp nào đó chưa được cấp li-xăng nhưng lại sản xuất sản phẩm được bảo hộ sáng chế thì chủ sở hữu có quyền yêu cầu chấm dứt ngay việc sản xuất này và có thể đề nghị ký kết một thỏa thuận li-xăng.

Thứ ba, là cơ sở để yêu cầu bảo vệ quyền đối với sáng chế

Sáng chế nói riêng và các đối tượng sở hữu trí tuệ nói chung luôn là đích đến để xâm phạm của nhiều chủ thể trong nền kinh tế cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt hiện nay. Với việc cố tình bắt chước giống hệt hoặc tương tự sáng chế, các đối thủ cạnh tranh có thể không cần đầu tư một khoản nghiên cứu ban đầu mà vẫn thu về nguồn lợi nhất định dựa trên việc khai thác hiệu quả của sáng chế. Điều này có thể làm ảnh hưởng lớn đến việc khai thác quyền đối với sáng chế của chủ sở hữu.

Do đó, trong trường hợp đã đăng ký bảo hộ, dựa trên cơ sở văn bằng bảo hộ trong tay, chủ sở hữu có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế của các đối thủ kinh doanh kia. Trong trường hợp sáng chế chưa được đăng ký; điều này có thể dẫn đến một tranh chấp dài và căng thẳng, ảnh hưởng đến lợi ích của cả hai bên, nhất là cho chủ sở hữu. Điều này sẽ càng khó khăn hơn khi bên đối thủ nhanh tay hơn; trong việc đi đăng ký bảo hộ cho sáng chế dưới tên mình.

Trên đây là nội dung tư vấn về những lợi ích của việc đăng ký bảo hộ sáng chế. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ Hotline 0843 246 222. Luật Hồng Minh luôn cam kết dịch vụ tốt nhất đến khách hàng.

Trân trọng!

CÔNG TY TƯ VẤN LUẬT HỒNG MINH

Hotline: 0843 246 222

Email: tuvanhongminh@gmail.com

Trụ sở chính: Số 31 Ngõ 221 Vĩnh Hưng, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội

VPGD: Phòng 611, toà 27A1 Green star, 234 Phạm Văn Đồng, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Tags: , , , , , ,

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức khác

Design by Công ty Công nghệ và Truyền thông Ngọc Thắng
0843.246.222