So sánh sáng chế và giải pháp hữu ích

Điểm giống và khác nhau giữa sáng chế và giải pháp hữu ích

Sáng chế và giải pháp hữu ích là hai khái niệm thường được đặt cạnh nhau trong pháp luật sở hữu trí tuệ. Theo đó, chế định sáng chế bao gồm những quy định về sáng chế và giải pháp hữu ích. Mỗi dạng sáng chế và giải pháp hữu ích có những sự khác nhau cơ bản về điều kiện bảo hộ, thời gian bảo hộ và hình thức bảo hộ. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa sáng chế và giải pháp hữu ích là một; chưa phân biệt được rạch ròi.

So sánh sáng chế và giải pháp hữu ích

Trong điều kiện nền kinh tế tri thức, quyền sở hữu trí tuệ ngày càng được quan tâm và bảo vệ, đặt ra câu hỏi cá nhân phải có những hiểu biết nhất định về đối tượng sở hữu trí tuệ nói chung là sáng chế, giải pháp hữu ích nói riêng. Bài viết này chúng tôi sẽ đề cập, đưa ra những thông tin liên quan đến sáng chế và giải pháp hữu ích để giúp người nộp đơn có thể phân biệt được sự khác biệt giữa sáng chế và giải pháp hữu ích.

1. Khái niệm sáng chế, giải pháp hữu ích

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Theo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, sáng chế được chia thành hai dạng; bao gồm: sáng chế và giải pháp hữu ích.

Một phát minh được bảo hộ dưới dạng độc quyền sáng chế phải là sản phẩm hoàn toàn mới; có tính sáng tạo cao mà người bình thường không thể nghĩ ra được. Nó có khả năng ứng dụng trong công nghiệp và đời sống. Được bảo hộ trong vòng 20 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ. Còn giải pháp hữu ích là những sản phẩm chế tạo ra nhằm cải tiến;hoặc làm tăng thêm chức năng của các sáng chế đã có trước đó. Thiết bị này góp phần làm cho sản phẩm trở nên hữu ích hơn, bằng độc quyền giải pháp hữu ích được bảo hộ trong thời gian 10 năm.

2. Điểm giống nhau

  • Sáng chế và giải pháp hữu ích là những giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình.
  • Cả sáng chế lẫn giải pháp hữu ích đều phải có tính mới. Tính mới này được thể hiện như sau: Chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.
  • Sáng chế và giải pháp hữu ích đều có khả năng áp dụng công nghiệp. Khả năng áp dụng công nghiệp là một thuật ngữ được sử dụng nhằm để chỉ khả năng chế tạo, sản xuất hoặc khả năng thực hiện hay sử dụng trong thực tiễn của sáng chế.

3. Điểm khác nhau

Sáng chế và giải pháp hữu ích khác nhau ở ba tiêu chí cơ bản là: điều kiện bảo hộ; hình thức bảo hộ và thời hạn bảo hộ.

Về điều kiện bảo hộ

Sáng chế muốn được bảo hộ trên cơ sở cấp văn bằng bảo hộ phải đáp ứng các điều kiện về tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp. điều này khác với giải pháp hữu ích ở chỗ là chỉ cần có tính mới và khả năng áp dụng công nghiệp. Như vậy, nhìn chung, sáng chế có yêu cầu cao hơn so với giải pháp hữu ích khi đòi hỏi tính sáng tạo, điều này không được yêu cầu ở giải pháp hữu ích.

Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.

Qua đó có thể thấy được không phải ai cũng có thể sáng tạo ra sáng chế, mà đòi hỏi ở người sáng tạo phải có một trình độ và kỹ năng thuộc lĩnh vực kỹ thuật tương ứng ở mức cao hơn so với thông thường.

Về hình thức bảo hộ

Chủ sở hữu sáng chế khi đăng ký bảo hộ sẽ được cấp Bằng độc quyền sáng chế. Trong khi đó, giải pháp hữu ích được đăng ký bảo hộ; chủ sở hữu được cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Với kiều kiện bảo hộ đơn giản hơn như trên, đơn đăng ký giải pháp hữu ích thường có khả năng cấp văn bằng bảo hộ cao hơn so với đơn đăng ký sáng chế.

Tuy nhiên, việc lựa chọn đăng ký một giải pháp kỹ thuật là sáng chế hay giải pháp hữu ích tùy thuộc phần lớn vào trình độ sáng tạo cũng như số lượng các giải pháp kỹ thuật có được trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng. Một đặc quyền dành cho chủ đơn là trường hợp đơn đăng ký sáng chế không đáp ứng tính sáng tạo thì chủ đơn có thể chủ động chuyển thành đơn đăng ký giải pháp hữu ích để được cấp văn bằng bảo hộ.

Về thời hạn bảo hộ

Do đáp ứng điều kiện bảo hộ khắt khe hơn so với giải pháp hữu ích; sáng chế được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong vòng 20 năm. Trong khi đó bằng độc quyền giải pháp hữu ích chỉ có thời hạn trong vòng 10 năm.

Trên đây là nội dung tư vấn về phân biệt sáng chế và giải pháp hữu ích. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ Hotline 0843 246 222. Luật Hồng Minh luôn cam kết dịch vụ tốt nhất đến khách hàng.

Trân trọng!

CÔNG TY TƯ VẤN LUẬT HỒNG MINH

Hotline: 0843 246 222

Email: tuvanhongminh@gmail.com

Trụ sở chính: Số 31 Ngõ 221 Vĩnh Hưng, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội

VPGD: Phòng 611, toà 27A1 Green star, 234 Phạm Văn Đồng, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Tags: , , , , , ,

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức khác

Design by Công ty Công nghệ và Truyền thông Ngọc Thắng
0843.246.222