Thực tiễn áp dụng quy định về đối tượng chứng minh trong vụ án mà bị can bị cáo là người chưa thành niên

Những quy định trong BLTTHS về thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội vừa thể hiện tính khoa học; vừa thể hiện một cách tích cực nhất; cụ thể nhất mặt nhân đạo; tính giáo dục trong chính sách của Đảng và nhà nước ta.

Để áp dụng các quy định về thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên thì trước hết cần phải xác định đúng đắn đối tượng chứng minh trong vụ án mà bị can; bị cáo là người chưa thành niên. Điều này giúp bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người chưa thành niên trong quá trình tiến hành tố tụng. Bên cạnh đó, giúp cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng các thủ tục tố tụng một cách chính xác. Khắc phục những thiếu sót trong công tác điều tra; truy tố; xét xử.

Việc xác định các tình tiết như nguyên nhân; điều kiện phạm tội sẽ giúp cơ quan có thẩm quyền tìm hiểu được nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội. Từ đó, có các biện pháp phòng ngừa; ngăn chặn kịp thời; không để gia tăng số lượng tội phạm chưa thành niên.

THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ ĐỐI TƯỢNG CHỨNG MINH TRONG VỤ ÁN MÀ BỊ CAN, BỊ CÁO LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN

I. THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ ĐỐI TƯỢNG CHỨNG MINH TRONG VỤ ÁN MÀ BỊ CAN, BỊ CÁO LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN

Trong những năm gần đây, số lượng người chưa thành niên phạm tội không ngừng gia tăng với tính chấ; mức độ nghiêm trọng của vụ án cũng ngày càng tăng. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Bộ Công an, chỉ tính riêng trong năm 2010 trên địa bàn cả nước đã có 13.572 đối tượng phạm tội là thanh thiếu niên; tăng nhiều lần so với những năm trước cả về số lượng tội phạm lẫn các vụ trọng án.

Về độ tuổi. Theo thống kê của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội thì tình hình tội phạm do người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện có chiều hướng gia tăng và chiếm tỷ lệ cao nhất. Khoảng 60%; từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chiếm khoảng 32%. Và dưới 14 tuổi chiếm khoảng 8% trong tổng số các vụ phạm tội do người chưa thành niên và trẻ em thực hiện.

Về cơ cấu tội phạm. Theo thống kê mới nhất của Viện kiểm sát Nhân dân tối cao và Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, thì hành vi vi phạm pháp luật hình sự của người chưa thành niên tập trung nhiều nhất vào các nhóm tội xâm phạm sở hữu; xâm phạm tính mạng; sức khoẻ; nhân phẩm và danh dự con người; một số tội xâm phạm an toàn trật tự công cộng. Trong đó, tội trộm cắp tài sản chiếm 38%; cố ý gây thương tích chiếm 11%; đặc biệt là giết người chiếm 1,4% trong tổng số tội phạm do người chưa thành niên thực hiện.

II. NHỮNG ĐIỂM HẠN CHẾ CỦA QUY ĐỊNH VỀ ĐỐI TƯỢNG CHỨNG MINH TRONG VỤ ÁN MÀ BỊ CAN, BỊ CÁO LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN

Trước sự gia tăng của tội phạm chưa thành niên và để đáp ứng yêu cầu giải quyết đúng đắn; khách quan; toàn diện vụ án thì các tình tiết cần phải được xác định trong vụ án có vai trò đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên trong thực tiễn áp dụng quy định về đối tượng chứng minh trong vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên còn nhiều bất cập:

  • Còn thiếu các quy định cụ thể; các văn bản hướng dẫn để cơ quan tiến hành tố tụng có thể xác định các tình tiết thuộc đối tượng chứng minh trong vụ án. Trong thông tư liên tịch 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH mới chỉ có một điều luật quy định về xác định tuổi của bị can, bị cáo. Đối với các tình tiết cần phải được xác định khác như trình độ phát triển về thể chất; tinh thần và mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của người chưa thành niên; điều kiện sinh sống và giáo dục; có hay không có người chưa thành niên xúi giục; nguyên nhân và điều kiện phạm tội thì chưa có các quy định cụ thể, rõ ràng để cơ quan tiến hành tố tụng có thể áp dụng một cách dễ dàng và thống nhất.

Hơn nữa

  • Đối với vấn đề xác định tuổi của bị can, bị cáo là người chưa thành niên. Trong một số trường hợp, do các chứng cứ, tài liệu như giấy khai sinh; hộ khẩu; giấy chứng minh nhân dân; học bạ;… chứng minh về độ tuổi (ngày, tháng, năm sinh) của bị can, bị cáo không thống nhất với nhau. Nên đã xảy ra tình trạng mỗi cơ quan tiến hành tố tụng căn cứ vào một tài liệu khác nhau để xác định tuổi của bị can, bị cáo. Dẫn đến quan điểm xử lý khác nhau đối với người chưa thành niên phạm tội. Đặc biệt đối với những người phạm tội chưa thành niên sống lang thang; không có giấy tờ tùy thân; không có nơi cư trú rõ ràng thì việc xác định chính xác tuổi của người chưa thành niên gây rất nhiều khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng.
  • Thực tế còn nhiều trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng không chứng minh đầy đủ những tình tiết được quy định tại khoản 2 Điều 302 BLTTHS. Xuất phát từ những nguyên nhân khách quan (điều kiện thu thập chứng cứ, tài liệu khó khăn…) và chủ quan (thái độ làm việc thiếu trách nhiệm). Trong nhiều trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng đã không xác định đầy đủ những tình tiết cần phải chứng minh trong vụ án bị can, bị cáo là người chưa thành niên. Đặc biệt với những tình tiết như điều kiện sinh sống và giáo dục. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc giải quyết đúng đắn vụ án; ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo là người chưa thành niên.

III. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ QUY ĐỊNH VỀ ĐỐI TƯỢNG CHỨNG MINH TRONG VỤ ÁN MÀ BỊ CAN, BỊ CÁO LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN

Để khắc phục những bất cập còn tồn tại cũng như bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của bị can; bị cáo là người chưa thành niên; trong thời gian tới cần phải:

  • Trước hết cần hoàn thiện quy định của pháp luật về đối tượng chứng minh trong vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên như: Cần có các quy định cụ thể hướng dẫn việc xác định ngày, tháng, năm sinh một cách thống nhất giữa các cơ quan trong trường hợp có sự khác biệt về ngày, tháng, năm sinh giữa các giấy tờ chứng minh của bị can, bị cáo. Cần phải quy định rõ ràng về việc lấy lời khai của cha mẹ; thầy cô giáo; bạn bè của người chưa thành niên. Để làm rõ đặc điểm tính cách; tình trạng thể chất và tinh thần của họ…
  • Thứ hai, hoàn thiện hệ thống quản lý hành chính cơ sở. Đặc biệt là quản lý về hộ tịch để tạo điều kiện cho cơ quan tiến hành tố tụng trong việc xác định tuổi của người chưa thành niên.
  • Thứ ba, về phía các cơ quan tiến hành tố tụng cần phải có tinh thần trách nhiệm trong việc thu thập chứng cứ chứng minh trong vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên. Xây dựng mô hình điều tra thân thiện đối với người chưa thành niên. Những người tiến hành tố tụng cần phải có kiến thức; hiểu biết về người chưa thành niên và tâm lí giáo dục.

CÔNG TY TƯ VẤN LUẬT HỒNG MINH

Hotline: 0969 439 507

Email: tuvanhongminh@gmail.com

Trụ sở chính: Số 31 Ngõ 221 Vĩnh Hưng, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội

VPGD: Phòng 611, toà 27A1 Green star, 234 Phạm Văn Đồng, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

 

Tags: , , , , , , , ,

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức khác

Design by Công ty Công nghệ và Truyền thông Ngọc Thắng
0843.246.222