Tư vấn về cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại

ĐIỀU KIỆN CẤP GIẤY PHÉP XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI

Câu hỏi:

Chúng tôi dự định thành lập doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xử lý chất thải nguy hại. Vậy xin hỏi điều kiện cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại là gì ?

Tư vấn về cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng sử dụng dịch vụ tư vấn của công ty Luật Hồng Minh. Chúng tôi xin tư vấn cho bạn một số thông tin pháp lý như sau:

Chất thải nguy hại luôn có tác động xấu đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Do đó, việc các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xử lý chất thải nguy hại là cần thiết, vì lợi ích của xã hội. Tuy nhiên, lợi nhuận có thể khiến cho các doanh nghiệp này lựa chọn bản thân, thay vì cộng đồng. Bằng cách cắt gọt một số khâu trong quá trình xử lý; hoặc sử dụng công cụ không đạt tiêu chuẩn.

Vì vậy, cần thiết phải có những quy định liên quan đến cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại khi thành lập doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Theo đó, chỉ có những doanh nghiệp đáp ứng đủ các tiêu chuẩn đặt ra về mặt pháp lý và thực tiễn mới có thể được phép kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận bằng lĩnh vực này.

1. Cơ sở pháp lý

  • Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu
  • Nghị định 136/2018/NĐ-CP sửa đổi một số điều của các nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường
  • Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại

2. Điều kiện được cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại

  • Điều kiện về cơ sở pháp lý:

+ Có báo cáo đánh giá tác động môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt đối với dự án đầu tư cơ sở xử lý chất thải nguy hại hoặc các hồ sơ, giấy tờ thay thế như:

Văn bản hợp lệ về môi trường do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành đối với cơ sở xử lý chất thải nguy hại đã đưa vào hoạt động trước ngày 01 tháng 7 năm 2006 (Giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường;

Văn bản thẩm định bản kê khai các hoạt động sản xuất, kinh doanh có tác động đến môi trường;

Phiếu thẩm định đánh giá tác động môi trường; hoặc giấy tờ tương đương với các văn bản này) hoặc Đề án bảo vệ môi trường được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định đối với cơ sở xử lý chất thải nguy hại đã đưa vào hoạt động.

+ Địa điểm của cơ sở xử lý chất thải nguy hại (trừ trường hợp cơ sở sản xuất có hoạt động đồng xử lý chất thải nguy hại) thuộc các quy hoạch có nội dung về quản lý, xử lý chất thải do cơ quan có thẩm quyền từ cấp tỉnh trở lên phê duyệt theo quy định của pháp luật.

  • Điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật:

+ Các hệ thống, thiết bị xử lý (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng), phương tiện vận chuyển bao bì, thiết bị lưu chứa; khu vực lưu giữ tạm thời hoặc trung chuyển (nếu có) phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật; và quy trình quản lý theo quy định tại Phụ lục 2B Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT.

+ Có các công trình bảo vệ môi trường tại cơ sở xử lý chất thải nguy hại đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định tại Phụ lục 2B Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT.

  • Điều kiện về nhân lực: Có đội ngũ nhân sự đáp ứng yêu cầu như sau:

Một cơ sở xử lý chất thải nguy hại phải có ít nhất 01 (một) người đảm nhiệm việc quản lý, điều hành; có ít nhất 01 (một) người hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật có trình độ chuyên môn thuộc chuyên ngành liên quan đến môi trường hoặc hóa học;

+ Một trạm trung chuyển chất thải nguy hại phải có ít nhất 01 (một) người đảm nhiệm việc quản lý, điều hành hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật có trình độ chuyên môn thuộc chuyên ngành liên quan đến môi trường hoặc hóa học;

+ Có đội ngũ vận hành và lái xe được đào tạo, tập huấn bảo đảm vận hành an toàn các phương tiện; hệ thống, thiết bị.

  • Điều kiện liên quan đến công tác quản lý:

+ Có quy trình vận hành an toàn các phương tiện, hệ thống, thiết bị thu gom, vận chuyển (nếu có); và xử lý (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng) chất thải nguy hại.

+ Có phương án bảo vệ môi trường trong đó kèm theo các nội dung về: Kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường; kế hoạch an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe; kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố; kế hoạch đào tạo, tập huấn định kỳ; chương trình quan trắc môi trường; giám sát vận hành xử lý và đánh giá hiệu quả xử lý chất thải nguy hại.

+ Có kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và phục hồi môi trường khi chấm dứt hoạt động.

Điều kiện doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu

Nếu doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện nêu trên có thể lập hồ sơ đăng ký cấp phép xử lý chất thải nguy hại; trình Bộ Tài nguyên và Môi trường; là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại trên toàn quốc. Thời hạn của Giấy phép xử lý chất thải nguy hại là 03 năm kể từ ngày cấp.

Trên đây là tư vấn của công ty tư vấn luật Hồng Minh về yêu cầu của bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc yêu cầu nào khác, bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo các kênh thông tin dưới đây để được tư vấn và hỗ trợ. Trân trọng!

CÔNG TY TƯ VẤN LUẬT HỒNG MINH

Hotline: 0969 439 507

Email: tuvanhongminh@gmail.com

Trụ sở chính: Số 31 Ngõ 221 Vĩnh Hưng, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội

VPGD: Phòng 611, toà 27A1 Green star, 234 Phạm Văn Đồng, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Tags: , , , , , ,

One Comement “Tư vấn về cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại”

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức khác

Design by Công ty Công nghệ và Truyền thông Ngọc Thắng
0843.246.222