Thủ tục cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại là gì ?

THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI 

Câu hỏi:

Xin hỏi công ty, để được cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại cần phải thực hiện những thủ tục gì và làm như thế nào ?

Thủ tục cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại là gì ?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng sử dụng dịch vụ tư vấn của công ty Luật Hồng Minh. Chúng tôi xin tư vấn cho bạn một số thông tin pháp lý như sau:

Xử lý chất thải nguy hại là một trong số những ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật. Theo đó, để có thể thực hiện hoạt động này, doanh nghiệp cần phải đáp ứng các điều kiện liên quan đến cơ sở vật chất, kỹ thuật, nguồn nhân lực hoặc công tác quản lý. Các điều kiện này nhằm đảm bảo việc xử lý chất thải nguy hại diễn ra hiệu quả và không gây tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người. Khi đáp ứng các điều kiện, doanh nghiệp sẽ được công nhận bằng việc cấp Giấp phép xử lý chất thải nguy hại. Để được cấp giấy phép này, doanh nghiệp phải thực hiện theo quy trình, thủ tục như sau:

1. Cơ sở pháp lý

  • Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu
  • Nghị định 136/2018/NĐ-CP sửa đổi một số điều của các nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường
  • Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại

2. Quy trình thủ tục cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại

Bước 1. Nộp hồ sơ: 

Tổ chức, cá nhân nộp 02 bộ hồ sơ đăng ký cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại; theo quy định đến Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Bước 2. Kiểm tra hồ sơ:

Cơ quan cấp phép kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản để yêu cầu tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ (nếu có).

Bước 3. Chấp thuận Kế hoạch vận hành thử nghiệm và lấy ý kiến Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương (nếu có):

– Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc xem xét nội dung hồ sơ đăng ký, cơ quan cấp phép xem xét kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý chất thải nguy hại và thông báo để tổ chức, cá nhân sửa đổi, bổ sung (nếu có).

– Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc xem xét kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý chất thải nguy hại, Cơ quan cấp phép có văn bản chấp thuận kế hoạch vận hành thử nghiệm theo mẫu tại Phụ lục 5.D Thông tư 36/2015/TT-BTNMT.

Bước 4. Tổ chức, cá nhân thực hiện vận hành thử nghiệm xử lý chất thải nguy hại (nếu có):

Đối tượng đăng ký được phép tạm thời thu gom, vận chuyển hoặc tiếp nhận chất thải nguy hại để vận hành thử nghiệm. Cơ quan cấp phép có thể đột xuất kiểm tra cơ sở; lấy mẫu giám sát trong quá trình vận hành thử nghiệm

Bước 5. Thông báo kết quả vận hành thử nghiệm (nếu có): 

Sau khi kết thúc vận hành thử nghiệm xử lý chất thải nguy hại; tổ chức, cá nhân nộp 02 (hai) bản báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm xử lý chất thải nguy hại; theo mẫu quy định tại Phụ lục 5.Đ Thông tư 36/2015/TT-BTNMT đến cơ quan cấp phép. Trường hợp trong thời hạn 06 (sáu) tháng kể từ ngày có văn bản chấp thuận; mà không có báo cáo hoặc không có văn bản đăng ký gia hạn; hoặc giải trình gửi cơ quan cấp phép thì phải đăng ký vận hành thử nghiệm lại.  Trường hợp báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm không đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; có nội dung không đầy đủ hoặc chưa hoàn thiện; cơ quan cấp phép thông báo cho tổ chức, cá nhân để điều chỉnh; hoàn thiện hoặc vận hành thử nghiệm lại.

Bước 6. Tổ chức kiểm tra, đánh giá điều kiện và cấp phép xử lý chất thải nguy hại:

Sau khi nhận được báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm xử lý chất thải nguy hại và văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường (nếu có); cơ quan cấp phép tổ chức kiểm tra thực tế tại cơ sở xử lý chất thải nguy hại; trạm trung chuyển chất thải nguy hại (nếu có); đồng thời lựa chọn tiến hành một trong hai hoạt động sau để đánh giá điều kiện cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại:

– Thành lập Nhóm tư vấn kỹ thuật về việc cấp phép xử lý chất thải nguy hại (thành phần bao gồm các chuyên gia về môi trường và các lĩnh vực có liên quan khác);

– Tổ chức lấy ý kiến của chuyên gia hoặc các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Các trường hợp khác

Trường hợp tổ chức, cá nhân chưa đáp ứng đủ các điều kiện, yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định, cơ quan cấp phép thông báo bằng văn bản hoặc kết hợp trong biên bản kiểm tra.

Sau khi nhận hồ sơ đăng ký hoàn thiện theo quy định, cơ quan cấp phép xem xét; cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại.  Trường hợp quá 06 (sáu) tháng mà tổ chức, cá nhân không nộp lại hồ sơ hoặc không có văn bản giải trình hợp lý theo quy định thì hồ sơ đăng ký được xem xét lại từ đầu.

Trên đây là tư vấn của công ty tư vấn luật Hồng Minh về yêu cầu của bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc yêu cầu nào khác, bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo các kênh thông tin dưới đây để được tư vấn và hỗ trợ. Trân trọng!

CÔNG TY TƯ VẤN LUẬT HỒNG MINH

Hotline: 0969 439 507

Email: tuvanhongminh@gmail.com

Trụ sở chính: Số 31 Ngõ 221 Vĩnh Hưng, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội

VPGD: Phòng 611, toà 27A1 Green star, 234 Phạm Văn Đồng, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Tags: , , , ,

One Comement “Thủ tục cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại là gì ?”

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức khác

Design by Công ty Công nghệ và Truyền thông Ngọc Thắng
0843.246.222