Quy trình giải thể doanh nghiệp gồm những bước gì?

Doanh nghiệp hoạt động khó khăn dẫn đến giải thể? Sau đây Luật Hồng Minh sẽ hướng dẫn quy trình giải thể doanh nghiệp gồm các bước như sau:

Bước 1: Doanh nghiệp lập quyết định giải thể doanh nghiệp và Biên bản họp.

+ Đối với Công ty TNHH một thành viên thì quyết định giải thể doanh nghiệp là của Chủ sở hữu doanh nghiệp.

+ Đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên thì Hội đồng thành viên lập Biên bản họp hội đồng thành viên sau đó lập Quyết định giải thể doanh nghiệp do Chủ tịch Hội đồng thành viên ký.

+ Đối với Công ty Cổ phần thì Đại hội đồng cổ đông sẽ lập Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông sau đó lập Quyết định Đại hội đồng cổ đông do Chủ tịch Hội đồng quản trị ký.

QUY TRÌNH GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP GỒM NHỮNG BƯỚC GÌ?

Quyết định này phải có những nội dung:

  • Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
  • Lý do giải thể;
  • Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá 6 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể;
  • Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;
  • Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

– Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty (đối với công ty TNHH 1 thành viên) trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng. Sau khi tiến hành thanh lý tài sản phải lập biên bản về việc thanh lý tài sản của doanh nghiệp.

– Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể phải được gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, tất cả các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan, người lao động trong doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh của doanh nghiệp (nếu có). Đồng thời quyết định giải thể doanh nghiệp phải được đăng ít nhất trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp.

Quyết định giải thể phải được gửi cho các chủ nợ kèm theo thông báo về phương án giải quyết nợ. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.

Bước 2: Doanh nghiệp xin xác nhận không nợ thuế xuất nhập khẩu tại Tổng cục Hải Quan

Nếu doanh nghiệp đăng ký thuế xuất nhập khẩu, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục xác nhận không nợ thuế xuất nhập khẩu tại Tổng Cục Hải Quan.
Thành phần hồ sơ:

  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (01 bản)
  • Công văn xin xác nhận không nợ thuế xuất nhập khẩu (01 bản)

Bước 3: Đóng mã số thuế

Doanh nghiệp gửi hồ sơ tới Cơ quan thuế trực tiếp quản lý nhằm đề nghị đóng mã số thuế!

Thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế (mẫu số 24/DK-TCT);
  • Quyết định giải thể doanh nghiệp;
  • Biên bản họp Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông
  • Thông báo xác nhận không nợ thuế xuất nhập khẩu

Bước 4: Nộp hồ sơ công bố giải thể

Doanh nghiệp nộp hồ sơ Công bố giải thể doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

Thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Giấy đề nghị công bố
  • Thông báo giải thể doanh nghiệp
  • Quyết định giải thể doanh nghiệp
  • Biên bản họp Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông.

Bước 5: Nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

Sau 30 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ công bố giải thể thành công. Doanh nghiệp hoàn thành tất cả các nghĩa vụ về thuế, chủ nợ và người lao động thì doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp và Giấy chứng nhận thu hồi con dấu.

Nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 điều 204 LDN đến phòng ĐKKD gồm:
1. Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp (Phụ lục II-14)
2. Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp (nếu có)
3. Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có)
4. Giấy chứng nhận đã trả con dấu (đối với con dấu do Công an cấp) (nếu có)
5. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Trên đây là quy trình giải thể doanh nghiệp, nếu như bạn vẫn chưa chắc chắn với quy trình trên. Liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng và tốt nhất. Mời bạn xem chi tiết bài viết: Dịch vụ giải thể doanh nghiệp

CÔNG TY TƯ VẤN LUẬT HỒNG MINH

Hotline: 0969 439 507

Email: tuvanhongminh@gmail.com

Trụ sở chính: Số 31 Ngõ 221 Vĩnh Hưng, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội

VPGD: Phòng 611, toà 27A1 Green star, 234 Phạm Văn Đồng, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Tags: , , , , , , , ,

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức khác

Design by Công ty Công nghệ và Truyền thông Ngọc Thắng
0843.246.222