Một số quy định riêng đối với lao động là người giúp việc gia đình

Hiện nay có một bộ phận không nhỏ người lao động lựa chọn công việc là người giúp việc gia đình. Có thể nói đây là một trong số những công việc tương đối đặc thù; có một số trường hợp người lao động trong công việc này thường bị bóc lột sức lao động. Để bảo vệ các quyền cho nhóm đối tượng này; pháp luật có những quy định nhằm bảo vệ các quyền lợi cho người lao động làm công việc giúp việc. Trong bài viết dưới đây, Luật Hồng Minh xin giới thiệu đến các quý khách hàng một số quy định riêng đối với lao động là người giúp việc.

1. Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Lao động năm 2019;
  • Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.

lao động là người giúp việc

2. Lao động là người giúp việc gia đình

Lao động là người giúp việc gia đình là người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận; được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động có giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản để làm thường xuyên các công việc trong gia đình của một hoặc nhiều hộ gia đình. Các công việc trong gia đình bao gồm công việc nội trợ; quản gia; chăm sóc trẻ em; chăm sóc người bệnh; chăm sóc người già; lái xe; làm vườn và các công việc khác cho hộ gia đình nhưng không liên quan đến hoạt động thương mại.

3. Hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình

  • Người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình.
  • Thời hạn của hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình do hai bên thỏa thuận. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bất kỳ khi nào; nhưng phải báo trước ít nhất 15 ngày.
  • Hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động về hình thức trả lương; kỳ hạn trả lương; thời giờ làm việc hằng ngày, chỗ ở.

4. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi thực hiện theo quy định tại Chương VII của Bộ luật Lao động và Chương VII Nghị định này; trong đó thời gian nghỉ ngơi trong ngày làm việc bình thường; ngày nghỉ hằng tuần được thực hiện như sau:

  • Vào ngày làm việc bình thường; ngoài thời giờ làm việc thỏa thuận trong hợp đồng lao động theo quy định; người sử dụng lao động phải bảo đảm; tạo điều kiện cho người lao động được nghỉ ít nhất 8 giờ; trong đó có 6 giờ liên tục trong 24 giờ liên tục;
  • Người lao động được nghỉ hằng tuần theo quy định tại Điều 111 của Bộ luật Lao động; trường hợp người sử dụng lao động không thể bố trí nghỉ hằng tuần; thì phải bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.

5. Tiền lương, thưởng

Người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận về tiền lương; thưởng và thực hiện trả lương; thưởng theo quy định tại Chương VI (trừ Điều 93) của Bộ luật Lao động; trong đó tiền lương của người lao động thỏa thuận trong hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 90 của Bộ luật Lao động bao gồm mức lương theo công việc; phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác nếu có.

Mức lương theo công việc bao gồm cả chi phí tiền ăn; ở của người lao động tại gia đình người sử dụng lao động (nếu có) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố. Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận mức chi phí ăn, ở hằng tháng của người lao động (nếu có); tối đa không quá 50% mức lương theo công việc ghi trong hợp đồng lao động.

6. Kỷ luật lao động; trách nhiệm vật chất đối với người lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình

Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất đối với người lao động được thực hiện như sau:

  • Người sử dụng lao động và người lao động xác định cụ thể các hành vi; hình thức xử lý kỷ luật lao động; trách nhiệm vật chất theo quy định tại khoản 2 Điều 118 và Điều 129 của Bộ luật Lao động và ghi trong hợp đồng lao động hoặc thể hiện bằng hình thức thỏa thuận khác;
  • Hình thức xử lý kỷ luật lao động áp dụng đối với người lao động bao gồm khiển trách, sa thải;
  • Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong các trường hợp: Người lao động có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 4 Điều 125 của Bộ luật Lao động;hoặc người lao động có hành vi ngược đãi; đánh đập hoặc có lời nói; hành vi nhục mạ; hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe; nhân phẩm; danh dự đối với người sử dụng lao động hoặc thành viên trong hộ gia đình;
  • Khi phát hiện người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì người sử dụng lao động xem xét; xử lý kỷ luật lao động theo hình thức quy định tại điểm b khoản này đối với người lao động. Trường hợp người lao động là người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi; thì người sử dụng lao động phải thông báo việc xử lý kỷ luật lao động đến người đại diện theo pháp luật của người lao động;
  • Việc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động phải bảo đảm các nguyên tắc; trình tự; thủ tục quy định của Bộ luật Lao động.

Tổng kết

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Hồng Minh chúng tôi về một số quy định riêng đối với lao động là người giúp việc. Nếu quý khách hàng còn có câu hỏi hay băn khoăn nào khác cần được tư vấn, hướng dẫn, giải đáp liên quan đến vấn đề này, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline: 0843.246.222 hoặc tuvanhongminh@gmail.com để được các luật sư của chúng tôi tư vấn, hỗ trợ và giải đáp trực tiếp. Luật Hồng Minh luôn hân hạnh và sẵn sàng đồng hành cùng sự phát triển của các quý khách hàng. 

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức khác

Design by Công ty Công nghệ và Truyền thông Ngọc Thắng
0843.246.222