Thuê lại lao động rồi cho doanh nghiệp khác thuê lại được không?

Thuê lại lao động rồi cho doanh nghiệp khác thuê lại được không? Trong bài viết dưới đây, Luật Hồng Minh sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.

Dịch vụ cho thuê lại lao động | Cung ứng nhân lực Đại Dương

1.Căn cứ pháp lý

  • Bộ Luật Lao động 2019
  • Nghị định 12/2022/NĐ-CP

2.Quy định về hoạt động cho thuê lại lao động?

Theo Điều 52 Bộ luật lao động 2019 quy định về cho thuê lại lao động như sau:

  1. Cho thuê lại lao động là việc người lao động giao kết hợp đồng lao động với một người sử dụng lao động là doanh nghiệp cho thuê lại lao động, sau đó người lao động được chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với người sử dụng lao động đã giao kết hợp đồng lao động.
  2. Hoạt động cho thuê lại lao động là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, chỉ được thực hiện bởi các doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động và áp dụng đối với một số công việc nhất định.

Vậy, cho thuê lại lao động được hiểu là việc người lao động giao kết hợp đồng lao động với một người sử dụng lao động là doanh nghiệp cho thuê lại lao động, sau đó người lao động được chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với người sử dụng lao động đã giao kết hợp đồng lao động. Hoạt động cho thuê lại lao động là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, chỉ được thực hiện bởi các doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động và áp dụng đối với một số công việc nhất định.

3.Thuê lại lao động rồi cho doanh nghiệp khác thuê lại có được không?

Căn cứ theo Điều 53 Bộ luật lao động 2019 quy định nguyên tắc lao động

  1. Thời hạn cho thuê lại lao động đối với người lao động tối đa là 12 tháng.
  2. Bên thuê lại lao động được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau đây:
  3. Đáp ứng tạm thời sự gia tăng đột ngột về nhu cầu sử dụng lao động trong khoảng thời gian nhất định;
  4. Thay thế người lao động trong thời gian nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ công dân;
  5. Có nhu cầu sử dụng lao động trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.
  6. Bên thuê lại lao động không được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau đây:
  7. Để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động;
  8. Không có thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động;
  9. Thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ, vì lý do kinh tế hoặc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập.
  10. Bên thuê lại lao động không được chuyển người lao động thuê lại cho người sử dụng lao động khác; không được sử dụng người lao động thuê lại được cung cấp bởi doanh nghiệp không có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.

Vậy theo quy định nêu trên,  doanh nghiệp không được chuyển người lao động thuê lại cho doanh nghiệp khác thuê lại lao động mà doanh nghiệp của bạn thuê dư.

4.Cho doanh nghiệp khác thuê lại lao động do mình thuê lại bị phạt như thế nào?

Theo quy định khoản 2 Điều 13 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt đối với doanh nghiệp thuê lại lao động như sau:

Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với bên thuê lại lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng lao động thuê lại để làm những công việc không thuộc danh mục các công việc được thực hiện cho thuê lại lao động;

b) Sử dụng người lao động thuê lại được cung cấp bởi doanh nghiệp không có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động hoặc Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động hết hiệu lực;

c) Sử dụng lao động thuê lại để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động;

d) Sử dụng lao động thuê lại để thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ; vì lý do kinh tế hoặc chia; tách; hợp nhất; sáp nhập;

đ) Chuyển người lao động thuê lại cho người sử dụng lao động khác;

e) Sử dụng lao động thuê lại nhưng không có thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động;

g) Sử dụng lao động thuê lại không thuộc một trong các trường hợp sau: đáp ứng tạm thời sự gia tăng đột ngột về nhu cầu sử dụng lao động trong khoảng thời gian nhất định; thay thế người lao động trong thời gian nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ công dân; có nhu cầu sử dụng lao động trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.

Vậy việc chuyển người lao động thuê lại cho người sử dụng lao động khác là vi phạm và sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng( Lưu ý mức xử phạt trên áp dụng đối với cá nhân vi phạm).  Trường hợp nếu công ty bạn vi phạm thì sẽ bị xử phạt theo mức phạt của tổ chức, tức mức phạt tiền sẽ gấp đôi là từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng (Theo quy định tại Điều 6 Nghị định này).

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của Luật Hồng Minh chúng tôi về vấn đề Thuê lại lao động rồi cho doanh nghiệp khác thuê lại được không?. Nếu quý khách hàng còn có câu hỏi nào khác cần được tư vấn, hướng dẫn; xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0843.246.222.

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức khác

Design by Công ty Công nghệ và Truyền thông Ngọc Thắng
0843.246.222