Hòa giải viên lao động là người do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm để hòa giải tranh chấp lao động; tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề; hỗ trợ phát triển quan hệ lao động. Có thể nói hòa giải viên lao động có một vai trò vô cùng to lớn trong việc giải quyết các tranh chấp lao động. Do đó, đối với hòa giảng viên lao động, pháp luật Việt Nam hiện hành cũng có những quy định, yêu cầu nhất định đối với đối tượng này. Trong bài viết dưới đây, Luật Hồng Minh xin tư vấn đến các quý khách hàng một số quy định của pháp luật về hòa giảng viên lao động.
1. Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Lao động năm 2019;
- Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.
2. Tiêu chuẩn hòa giải viên lao động
- Là công dân Việt Nam; có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự; có sức khỏe và phẩm chất đạo đức tốt.
- Có trình độ đại học trở lên và có ít nhất 03 năm làm việc trong lĩnh vực có liên quan đến quan hệ lao động.
- Không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích.
3. Chế độ, điều kiện hoạt động của hòa giải viên lao động
- Hòa giải viên lao động được hưởng các chế độ:
+ Mỗi ngày thực tế thực hiện nhiệm vụ của hòa giải viên lao động do cơ quan có thẩm quyền cử được hưởng tiền bồi dưỡng mức 5% tiền lương tối thiểu tháng tính bình quân các vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ (từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định số 90/2019/NĐ-CP của Chính phủ).
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể xem xét; trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định áp dụng mức bồi dưỡng cao hơn mức quy định tại điểm này phù hợp với khả năng ngân sách địa phương;
+ Được cơ quan; đơn vị; tổ chức nơi đang công tác tạo điều kiện bố trí thời gian thích hợp để tham gia thực hiện nhiệm vụ theo quy định;
+ Được áp dụng chế độ công tác phí quy định đối với cán bộ; công chức; viên chức nhà nước trong thời gian thực hiện nhiệm vụ theo quy định;
+ Được tham gia tập huấn; bồi dưỡng; nâng cao trình độ chuyên môn; nghiệp vụ do cấp có thẩm quyền tổ chức;
+ Được khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua; khen thưởng về thành tích trong việc thực hiện nhiệm vụ của hòa giải viên lao động theo quy định;
+ Được hưởng các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
- Cơ quan cử hòa giải viên lao động quy định tại Điều 95 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
- Kinh phí chi trả các chế độ, điều kiện hoạt động quy định tại khoản 1; khoản 2 Điều 96 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
Tổng kết
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Hồng Minh chúng tôi về hòa giảng viên lao động. Nếu quý khách hàng còn có câu hỏi hay băn khoăn nào khác cần được tư vấn; hướng dẫn; giải đáp liên quan đến vấn đề này, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline: 0843.246.222 hoặc tuvanhongminh@gmail.com để được các luật sư của chúng tôi tư vấn, hỗ trợ và giải đáp trực tiếp. Luật Hồng Minh luôn hân hạnh và sẵn sàng đồng hành cùng sự phát triển của các quý khách hàng.