Giáo dục nghề nghiệp và phát triển kỹ năng nghề

Hiện nay, pháp luật có những chính sách hỗ trợ và khuyến khích người lao động tham gia giáo dục nghề nghiệp và phát triển kỹ năng nghề. Theo đó, người lao động tự do lựa chọn đào tạo nghề nghiệp; tham gia đánh giá; công nhận kỹ năng nghề quốc gia; phát triển năng lực nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu việc làm và khả năng của mình. Trong bài viết dưới đây, Luật Hồng Minh xin tư vấn đến các quý khách hàng quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề giáo dục nghề nghiệp và phát triển kỹ năng nghề.

1. Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Lao động năm 2019;
  • Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.

giáo dục nghề nghiệp

2. Đào tạo nghề nghiệp và phát triển kỹ năng nghề

  • Người lao động được tự do lựa chọn đào tạo nghề nghiệp; tham gia đánh giá; công nhận kỹ năng nghề quốc gia; phát triển năng lực nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu việc làm và khả năng của mình.
  • Nhà nước có chính sách khuyến khích người sử dụng lao động có đủ điều kiện đào tạo nghề nghiệp và phát triển kỹ năng nghề cho người lao động đang làm việc cho mình; và người lao động khác trong xã hội thông qua hoạt động sau đây:

+ Thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc mở lớp đào tạo nghề tại nơi làm việc để đào tạo; đào tạo lại; bồi dưỡng; nâng cao trình độ; kỹ năng nghề cho người lao động; phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo các trình độ sơ cấp; trung cấp; cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác theo quy định;

+ Tổ chức thi kỹ năng nghề cho người lao động; tham gia hội đồng kỹ năng nghề; dự báo nhu cầu và xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề; tổ chức đánh giá và công nhận kỹ năng nghề; phát triển năng lực nghề nghiệp cho người lao động.

3. Trách nhiệm của người sử dụng lao động về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề

  • Người sử dụng lao động xây dựng kế hoạch hằng năm và dành kinh phí cho việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, phát triển kỹ năng nghề cho người lao động đang làm việc cho mình; đào tạo cho người lao động trước khi chuyển làm nghề khác cho mình.
  • Hằng năm, người sử dụng lao động thông báo kết quả đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

4. Học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động

  • Học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc. Thời gian học nghề theo chương trình đào tạo của từng trình độ theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
  • Tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để hướng dẫn thực hành công việc; tập làm nghề theo vị trí việc làm tại nơi làm việc. Thời hạn tập nghề không quá 03 tháng.
  • Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề; tập nghề để làm việc cho mình thì không phải đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; không được thu học phí; phải ký hợp đồng đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
  • Người học nghề, người tập nghề phải đủ 14 tuổi trở lên và phải có đủ sức khỏe phù hợp với yêu cầu học nghề, tập nghề. Người học nghề, người tập nghề thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành phải từ đủ 18 tuổi trở lên, trừ lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao.
  • Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, người tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận.
  • Hết thời hạn học nghề, tập nghề, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019.

5. Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề

  • Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.
  • Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
  • Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

+ Nghề đào tạo;

+ Địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo;

+ Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo;

+ Chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;

+ Trách nhiệm của người sử dụng lao động;

+ Trách nhiệm của người lao động.

  • Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.

Tổng kết:

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Hồng Minh chúng tôi về giáo dục nghề nghiệp và phát triển kỹ năng nghề. Nếu quý khách hàng còn có câu hỏi hay băn khoăn nào khác cần được tư vấn, hướng dẫn, giải đáp liên quan đến vấn đề này, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline: 0843.246.222 hoặc tuvanhongminh@gmail.com để được các luật sư của chúng tôi tư vấn, hỗ trợ và giải đáp trực tiếp. Luật Hồng Minh luôn hân hạnh và sẵn sàng đồng hành cùng sự phát triển của các quý khách hàng.

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức khác

Design by Công ty Công nghệ và Truyền thông Ngọc Thắng
0843.246.222