Tôi và vợ đã kết hôn được 4 năm, nay do xảy ra nhiều bất đồng mâu thuẫn trong cuộc sống; không thể giải quyết hay thoả thuận với nhau được nữa nên cả hai quyết định sẽ ly hôn. Chúng tôi chưa có con chung; trước đây thì hai vợ chồng có tích cóp để mua được một mảnh đất; nay chúng tôi chưa thoả thuận được việc chia mảnh đất này. Tôi có thắc mắc rằng quy định pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai khi ly hôn như thế nào? Mong được Luật sư hỗ trợ giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật Hồng Minh. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.
1.Căn cứ pháp lý.
- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
- Nghị định 126/2014/NĐ-CP
- Luật Đất đai 2013
2.Những tranh chấp phát sinh khi ly hôn.
Theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 về tài sản chung của vợ chồng như sau:
“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ; chồng tạo ra; thu nhập do lao động; hoạt động sản xuất; kinh doanh; hoa lợi; lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân; trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ; chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng; được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2.Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình; thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3.Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ; chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.“
Và Điều 43 Luật Hôn nhân và gia định năm 2014, quy định về tài sản riêng:
“1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ; chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
2.Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi; lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.“
Trong thời kỳ hôn nhân vợ chồng có thể có tài sản riêng và tài sản chung. Tài sản riêng của mỗi người là thuộc về chính người đó và trường hợp tài sản riêng nhập vào tài sản chung thì đó là tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Tài sản riêng được nhập vào tài sản chung thì khi ly hôn tài sản này sẽ được chia đôi cho vợ và chồng. Đối với tài sản riêng và tài sản chung có sự sáp nhập; trộn lẫn thì người vợ hoặc người chồng có yêu cầu chia tài sản sẽ được thanh toán phần giá trị tài sản của mình góp vào khối tài sản chung đó.
Còn trường hợp nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng; cùng nhau tạo lập tài sản và có con chung nhưng không tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn hay không đủ điều kiện đăng ký kết hôn. Xét tới thời gian chung sống; điều kiện kết hôn của các bên thì mới được công nhận là tồn tại hôn nhân thực tế.
Xác định tài sản chung và tài sản riêng trong đấy là quyền sử dụng đất sẽ được định giá ra sao thì phụ thuộc vào bảng giá đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và bảng giá này sẽ được thay đổi 5 năm/lần.
3. Nguyên tắc phân chia tài sản sau khi ly hôn
Căn cứ theo Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về nguyên tắc phân chia tài sản khi ly hôn:
“1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ; chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ; rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 59 và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 để giải quyết.
2.Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ; chồng vào việc tạo lập; duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất; kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật; nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó; trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
Trong trường hợp có sự sáp nhập; trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ; chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó; trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác…“
Như vậy; theo quy định tài sản chung sẽ do hai bên thỏa thuận với nhau; còn trong trường hợp không thể thỏa thuận được thì Tòa án sẽ giải quyết. Nếu không phân chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị. Nếu bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch đó.
Tài sản chung có hai người thì sẽ chia đôi; nhưng tùy trường hợp tòa sẽ phải xem xét các yếu tố như: hoàn cảnh gia đình của người vợ hoặc người chồng; công sức đóng góp vào việc tạo lập, duy trì và phát triển; bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất; kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;…
4. Giải quyết tranh chấp đất đai khi ly hôn năm 2022 như thế nào?
Đối với các tranh chấp về đất đai khi ly hôn; cần xác định về nguồn gốc đất; đất có sổ đỏ hay sổ hồng không; đất có tranh chấp không; thời hạn sử dụng đất là bao lâu; xác định quyền sử dụng đất là tài sản chung hay tài sản riêng; đất đấy cấp cho hộ gia đình hay cấp cho cá nhân.
Tranh chấp tài sản sau khi ly hôn thì có thể nhờ vào sự can thiệp của chính quyền địa phương. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Ủy ban nhân dân thì được quy định như sau: nếu các bên đương sự không có giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ được quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 và đương sự lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp là nộp đơn yêu cầu giải quyết tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai năm 2013.
Trường hợp sau khi đã hòa giải nhưng vẫn không đạt được kết quả như mong muốn thì một trong hai bên đương sự có thể nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án nhân dân tại Điều 203 Luật Đất đai năm 2013 có quy định:
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
“1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình; cá nhân; cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức; cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính...”
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của Luật Hồng Minh chúng tôi về vấn đề Giải quyết tranh chấp đất đai sau khi ly hôn năm 2022 như thế nào?. Nếu quý khách hàng còn có câu hỏi nào khác cần được tư vấn, hướng dẫn; xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0843.246.222.