Trong quan hệ lao động; khi có tranh chấp tập thể về quyền thì các bên sẽ tiến hành thủ tục hòa giải để giải quyết tranh chấp. Việc giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền; sẽ phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Trong bài viết dưới đây; Luật Hồng Minh xin tư vấn đến các quý khách hàng trình tự giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền.
1. Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Lao động năm 2019;
- Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.
2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền
- Cơ quan; tổ chức; cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền bao gồm:
+ Hòa giải viên lao động;
+ Hội đồng trọng tài lao động;
+ Tòa án nhân dân.
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.
3. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền
- Trình tự, thủ tục hòa giải được thực hiện theo quy định tại các khoản 2; khoản 3, khoản 4, khoản 5 và 6 Điều 188 của Bộ luật Lao động. Đối với tranh chấp quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 179 của Bộ luật Lao động; mà xác định có hành vi vi phạm pháp luật thì hòa giải viên lao động lập biên bản; và chuyển hồ sơ; tài liệu đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
- Trong trường hợp hòa giải không thành; hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật Lao động mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải; thì các bên tranh chấp có quyền lựa chọn một trong các phương thức sau để giải quyết tranh chấp:
+ Yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết theo quy định tại Điều 193 của Bộ luật Lao động;
+ Yêu cầu Tòa án giải quyết.
4. Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền của Hội đồng trọng tài lao động
- Trên cơ sở đồng thuận; các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp trong trường hợp hòa giải không thành; hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật Lao động mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải; hoặc một trong các bên không thực hiện thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc; kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp theo quy định tại khoản 1 Điều Lao động; Ban trọng tài lao động phải được thành lập để giải quyết tranh chấp.
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được thành lập; căn cứ vào quy định của pháp luật về lao động; thỏa ước lao động tập thể; nội quy lao động đã được đăng ký và các quy chế, thỏa thuận hợp pháp khác; Ban trọng tài phải ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp và gửi cho các bên tranh chấp. Đối với tranh chấp quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 179 của Bộ luật Lao động mà xác định có hành vi vi phạm pháp luật; thì Ban trọng tài lao động không ra quyết định giải quyết mà lập biên bản; và chuyển hồ sơ; tài liệu đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
Trường hợp khác:
- Trường hợp các bên lựa chọn giải quyết tranh chấp thông qua Hội đồng trọng tài lao động theo quy định tại Điều 193 Bộ Luật Lao động 2019; thì trong thời gian Hội đồng trọng tài lao động đang tiến hành giải quyết tranh chấp; các bên không được đồng thời yêu cầu Tòa án giải quyết.
- Khi hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 193 Bộ Luật Lao động; mà Ban trọng tài lao động không được thành lập; hoặc hết thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 193 Bộ Luật Lao động; mà Ban trọng tài lao động không ra quyết định giải quyết tranh chấp; thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
- Trường hợp một trong các bên không thi hành quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động; thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
5. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền
- Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải là 06 tháng; kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm.
- Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh là 09 tháng; kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm.
- Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết là 01 năm; kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Hồng Minh chúng tôi về trình tự giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền. Nếu quý khách hàng còn có câu hỏi hay băn khoăn nào khác cần được tư vấn; hướng dẫn; giải đáp liên quan đến vấn đề này; quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline: 0843.246.222 hoặc tuvanhongminh@gmail.com để được các luật sư của chúng tôi tư vấn, hỗ trợ và giải đáp trực tiếp.