Việt Nam trong sự phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế đã thu hút không ít các nhà đầu tư nước ngoài, do đó nhu cầu xin cấp giấy phép cho người lao động nước ngoài tại Việt Nam cúng theo đó mà tăng cao. Tuy nhiên không phải người lao động nước ngoài nào cũng am hiểu về pháp luật Việt Nam để có thể nhanh chóng xin được giấy phép lao động. Hiểu được những khó khăn đó của những người lao động nước ngoài, Hồng Minh sẽ hướng dẫn điều kiện và thủ tục cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài tại Việt Nam.
1. Giấy phép lao động là gì
Giấy phép lao động (Work Permit) là chứng từ pháp lí do cơ quan có thẩm quyền cấp (cơ quan này tùy thuộc vào quốc gia mà bạn xin làm việc) chỉ dành cho người nước ngoài đủ điều kiện làm việc tại Việt Nam. Tùy vào mỗi quốc gia mà giấy phép lao động sẽ được ghi cùng với tên nước sở tại (phân biệt với các quốc gia khác). Ví dụ, bạn muốn xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam thì tên tiếng Anh của giấy phép lao động sẽ là “Vietnam Work permit”.
2. Điều kiện được cấp giấy phép lao động tại Việt Nam
Không phải đối tượng người nước ngoài nào cũng đủ điều kiện để được cấp giấy phép lao động tại Việt Nam. Theo thông tư liên tịch số 23/2017/TT-BLĐTBXH, ngày 02/10/2017 do Bộ trưởng Bô lao động – Thương binh và Xã hội ban hành về luật cấp phép cho người lao động người nước ngoài tại Việt Nam, có hiệu lưc pháp lý kể từ ngày kí, quy định điều kiện cần để được cấp giấy phép lao động tại Việt Nam như sau:
- Người được cấp giấy phép lao động phải là người phải có đủ nhận thức và có năng lực hành vi dân sự trước pháp luật
- Đầy đủ sức khỏe để đảm bảo việc lao động tại nước Việt Nam không bị gián đoạn
- Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, dân sự
- Người lao động phải được chấp nhận bằng văn bản của cơ quan thẩm quyền về việc sử dụng lao động nước ngoài
- Đối tượng được cấp giấy phép lao động bao gồm: giám đốc, chuyên gia, nhà quản lí,…
3. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lao động
Theo Điều 3, Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH, Cơ quan cấp giấy phép lao động là Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Sở Lao động, Thương binh và Xã hội.
Giấy phép lao động có thời hạn tối đa 2 năm, và là giấy tờ quan trọng để người nước ngoài có thể xin được thẻ tạm trú tại Việt Nam.
Người nước ngoài không có giấy phép lao động sẽ không được làm việc tại Việt Nam, trừ khi thuộc diện được miễn giấy phép lao động. Tuy nhiên, trong trường hợp này, người lao động nước ngoài cần xin được Giấy miễn giấy phép lao động.
4. Thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài tại Việt Nam
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ
Theo quy định mới, hồ sơ cấp giấy phép lao động bao gồm các loại giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài theo quy định và mẫu của bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
- Sơ yếu lí lịch cá nhân
- Các chứng từ minh chứng mình là quản lí, chuyên gia, giáo viên, lao động kĩ thuật,… (cụ thể là các loại văn bằng như bằng tốt nghiệp Đại học)
- Bản sao y hộ chiếu
- Giấy khám sức khỏe (Không quá 6 tháng)
- 02 ảnh màu 04*06 nền trắng, không mang kính (chụp không quá 6 tháng)
- Các giấy tờ theo quy định có liên quan khác đến người lao động nước ngoài (đơn cử như hợp động lao động)
Bước 2. Nộp hồ sơ và chờ giải quyết hồ sơ
Ít nhất 15 ngày làm việc trước ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc, người sử dụng lao động phải nộp bộ hồ sơ xin cấp giấy phép lao động tại Sở Lao động, Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc.
-> Xem thêm: Điều kiện và thủ tục cấp giấy phép đưa người lao động đi làm việc nước ngoài
Bước 3. Nhận giấy phép lao động
Thời gian cấp giấy phép lao động là 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động.
Trog vòng 7 ngày này, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài theo mẫu do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định. Trường hợp không cấp giấy phép lao động thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Hồng Minh về điều kiện và thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam. Nếu quý khác hàng còn có băn khoăn hay thắc thắc nào khác về vấn đề này cần được giải đáp xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được các luật sư của Hồng Minh tư vấn cụ thể và chi tiết.