Ngay từ khi thành lập công ty thì một trong những yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp đó chính là vốn điều lệ của công ty. Vốn điều lệ đối với một công ty rất quan trọng, nó liên quan đến nhiều vấn đề pháp lý khác từ việc nộp thuế môn bài cho đến trách nhiệm tài sản của chủ sở hữu…Do đó vốn điều lệ rất được các chủ sở hữu doanh nghiệp quan tâm. Vậy vốn điều lệ là bao nhiêu thì hợp với từng loại doanh nghiệp? Để tìm hiểu về vấn đề này, mời quý vị theo dõi bài viết dưới đây của Luật Hồng Minh chúng tôi.
1. Vốn điều lệ là gì?
Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần. -> Tham khảo thêm tại: khái niệm vốn điều lệ
– Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty.
– Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty.
– Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Tổ chức, cá nhân được mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật doanh nghiệp
Ý nghĩa của vốn điều lệ của công ty:
+ Là phạm vi chịu trách nhiệm tài sản của công ty đối với các đối tác.
+ Đối với trường hợp doanh nghiệp tư nhân thì có vốn đầu tư, được biểu thị trong giấy đề nghị đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên vì tính chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp tư nhân, ý nghĩa của vốn điều lệ không được đặt ra.
2. Vốn điều lệ có phải là vốn pháp định?
- Khác với Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập công ty do pháp luật quy định đối với từng ngành, nghề.
- Doanh nghiệp được tự đưa ra mức vốn điều lệ. Tuy nhiên, không nên đưa ra mức thực tế không có thật vì sẽ gây khó khăn cho việc thực hiện sổ sách kế toán, các khoản hạch toán, lãi vay…Nếu bị phát hiện doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước Pháp Luật. Với những doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề có điều kiện thì vốn điều lệ ít nhất phải đáp ứng được vốn pháp định mà pháp luật yêu cầu
3. Mức vốn điều lệ phù hợp với từng loại doanh nghiệp
Đối với các công ty kinh doanh các ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định
Đối với những ngành nghề yêu cầu điều kiện về vốn, thì khi đăng ký những ngành nghề này quý vị không cần đắn đo phải để số vốn bao nhiêu, nên để cao hay thấp, quý vị chỉ có thể để theo số vốn pháp định mà Luật yêu cầu hoặc cao hơn số vốn pháp định yêu cầu.
4. Mức vốn điều lệ nên có đối với các doanh nghiệp kinh doanh không có yêu cầu về vốn pháp định
– Loại hình công ty phổ biến hiện nay là TNHH hoặc CP, đối với những loại hình này thì công ty phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp đã cam kết góp vào công ty. Ví dụ quý vị để vốn điều lệ công ty là 1 tỷ thì nếu công ty có bất trắc xảy ra thì quý vị phải chịu trách nhiệm hữu hạn là 1 tỷ.
– Trong trường hợp quý vị chọn vốn điều lệ của công ty ở mức thấp hoặc quá thấp: Tính chịu rủi ro của quý vị sẽ giảm xuống, nhưng quý vị sẽ không thể tạo được nhiều niềm tin cho đối tác.
– Trong trường hợp quý vị chọn vốn điều lệ ở mức cao: Tính chịu rủi ro của quý vị sẽ tăng lên, nhưng quý vị sẽ tạo được nhiều niềm tin cho đối tác, nhưng nếu quý vị đăng ký vốn điều lệ quá cao so với số vốn thực sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện sổ sách kế toán, thực hiện nghĩa vụ tài chính…
Lựa chọn vốn điều lệ phù hợp
– Vì vậy khi chọn vốn điều lệ của công ty, quý vị nên cân nhắc xem về tình hình tài chính của công ty, nếu như quý vị đã có sẵn nhiều đối tác, khách hàng trước khi thành lập thì quý vị có thể để vốn tương đối cao, như vậy quý vị có thể dễ dàng khiến đối tác của mình yên tâm trong việc hợp tác.
Trong trường hợp quý vị là người đang đi tìm thị trường tiềm năng thì quý vị có thể để một số vốn tương đối chút, đừng cao quá, sau này khi công ty đã ổn định thì có thể dễ dàng tăng vốn điều lệ công ty. Việc tăng vốn điều lệ cực kỳ dễ dàng nên quý vị có thể yên tâm.
-> Nếu bạn có nhu cầu thay đổi vốn điều lệ cho công ty vui lòng tham khảo tại bài viết: Thay đổi vốn điều lệ
Vốn điều lệ có ảnh hưởng gì tới thuế phải đóng của công ty hay không?
Vốn điều lệ ảnh hưởng đến một loại thuế duy nhất phải đóng của công ty là thuế môn bài.
- Nếu Vốn điều lệ công ty từ 10 tỷ trở xuống: Thuế môn bài phải đóng là 2.000.000 đ/ năm
- Nếu Vốn điều lệ công ty trên 10 tỷ: Thuế môn bài phải đóng là 3.000.000 đ/ năm.
- Có hai thời điểm trong năm, mà khi thành lập mức thuế môn bài có sự chênh lệch với nhau
- Nếu công ty thành lập trong 06 tháng đầu năm ( 01/01 đến 30/06) thì phải đóng 100% mức thuế môn bài theo quy định
- Trong trường hợp thành lập công ty trong 06 tháng cuối năm ( 01/07 đến 31/12) thì phải đóng 50% mức thuế môn bài theo quy định.
- Vốn điều lệ công ty không cần chứng minh hoặc ký quỹ ngân hàng.
Trên đây là một số ý kiến tư vấn của Luật Hồng Minh chúng tôi về việc vốn điều lệ bao nhiêu là phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp. Để biết thêm các quy định của pháp luật về vốn điều lệ và để vốn điều lệ bao nhiêu thì quý vị vui lòng liên hệ đến số hotline: 0843.246.222 để được luật sư của chúng tôi tư vấn trực tiếp.