Trong đời sống sinh hoạt và hoạt động sản xuất kinh doanh, nhu cầu về vốn là một nhu cầu cần thiết. Thế chấp tài sản được coi là chiếc cầu nối không thể thiếu được, lợi ích của bên có quyền sẽ được bảo đảm bởi tài sản thế chấp bên có nghĩa vụ. Nắm bắt được tình hình đó, luật Hồng Minh xin được tư vấn cho quý khách hàng về vấn đề thế chấp tài sản theo quy định của pháp luật để quý khách có thể hiểu rõ hơn về thế chấp tài sản.
I. THẾ CHẤP TÀI SẢN LÀ GÌ?
- Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).
- Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.
Bên cạnh đó
Các đặc điểm chung của biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, thế chấp tài sản còn mang những đặc điểm riêng sau đây:
- Là một biện pháp bảo đảm đối vật nhưng quyền của bên nhận thế chấp đa phần mang tính đối nhân.
- Không có sự chuyển giao tài sản.
- Một tài sản có thể thế chấp trước nhiều bên nhận thế chấp để bảo đảm nhiều nghĩa vụ dân sự.
Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất là sự thoả thuận giữa các bên; theo đó bên sử dụng đất (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng quyền sử dụng đất của mình để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp). Bên thế chấp được tiếp tục sử dụng đất trong thời hạn thế chấp.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu khi ngân hàng ký Hợp đồng thế chấp bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ vay của khách hàng cần chú ý; việc cầm giữ tài sản thế chấp nên thỏa thuận với bên thế chấp giao cho người thứ ba quản lý mà không để bên thế chấp cầm giữ trách trường hợp bên thế chấp lại dùng tài sản đó thế chấp cho đơn vị khác. Việc thỏa thuận cho người thứ ba cầm giữ tài sản thế chấp cũng đảm bảo việc bảo quản tài sản được tốt hơn.
II. CHỦ THỂ THẾ CHẤP TÀI SẢN
Thế chấp tài sản bao gồm hai bên chủ thể được xác định như sau:
- Bên nhận thế chấp. Là bên có quyền trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp thế chấp.
- Bên thế chấp. Là bên dùng tài sản để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ trước bên nhận thế chấp.
III. TÀI SẢN THẾ CHẤP
- Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản; động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản; động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp; trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trường hợp thế chấp một phần bất động sản; động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trường hợp tài sản thế chấp được bảo hiểm thì bên nhận thế chấp phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp. Tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm trực tiếp cho bên nhận thế chấp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
- Trường hợp bên nhận thế chấp không thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp thì tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm và bên thế chấp có nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận thế chấp.
IV. HIỆU LỰC THẾ CHẤP TÀI SẢN
Hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết; trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.
V. CHẤM DỨT THẾ CHẤP TÀI SẢN
Thế chấp tài sản chấm dứt trong trường hợp sau đây:
- Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt;
- Việc thế chấp tài sản được huỷ bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;
- Tài sản thế chấp đã được xử lý;
- Theo thoả thuận của các bên.
CÔNG TY TƯ VẤN LUẬT HỒNG MINH
Hotline: 0969 439 507
Email: tuvanhongminh@gmail.com
Trụ sở chính: Số 31 Ngõ 221 Vĩnh Hưng, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội
VPGD: Phòng 611, tòa 27A1 Green star, 234 Phạm Văn Đồng, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.