Khu công nghệ cao được xác định là khu kinh tế, kỹ thuật đa chức năng, có ranh giới xác định, do Thủ tướng Chính Phủ quyết định thành lập, để phục vụ hoạt động nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ cao, thành lập doanh nghiệp công nghệ cao, đào tạo nhân lực công nghệ cao và sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghệ cao.
Theo quy định của Luật công nghệ cao và các văn bản hướng dẫn thì hành thì không phải trong trường nào và dự án đầu tư nào cũng được thực hiện trong khu công nghệ cao. Vậy dự án như thế nào sẽ đáp ứng đủ điều kiện để đầu tư thực hiện dự án trong khu công nghệ cao.
I. LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ CAO ĐƯỢC KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ
Khu công nghệ cao là nơi tập trung, liên kết hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao. Ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao. Đào tạo nhân lực công nghệ cao; sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao.
Theo quy định của Luật công nghệ cao thì chỉ có một số các lĩnh vực được ưu tiên đầu từ phát triển trong khu công nghệ cao như:
- Lĩnh vực công nghệ thông tin.
- Lĩnh vực công nghệ sinh học.
- Lĩnh vực công nghệ tự động hóa.
- Lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.
Căn cứ vào tình hình phát triển của đất nước, an ninh quốc phòng. Thì Chính phủ sẽ có quy định cụ thể về danh mục ngành nghề, lĩnh vực được ưu tiên đầu tư vào khu công nghệ cao. Trong đó phải đảm bảo phù hợp với yêu cầu, xu thế phát triển khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại trên thế giới. Phát huy được lợi thế của đất nước, có tỉnh khả thi. Góp phần hiện đại hóa các ngành sản xuất, dịch vụ hiện có. Mang lại hiệu quả lớn đối với sự phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh, quốc phòng.
Danh mục ngành nghề kinh doanh được đầu tư thực hiện trong khu công nghệ cao hiện nay được quy định cụ thể tại Quyết định 66/2014/QĐ-TTg và mới được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 13/2017/QĐ-TTg.
II. SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN ĐƯỢC SẢN XUẤT TẠI KHU CÔNG NGHỆ CAO
Sản phẩm của dự án được sản xuất tại Khu công nghệ cao phải thuộc Danh mục các sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích đầu tư sản xuất do Ban quản lý Khu công nghệ cao công bố.
Các sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển từ danh mục ngành nghề công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và đáp ứng được các điều kiện như sau:
- Có tỷ trọng giá trị gia tăng cao trong cơ cấu giá trị sản phẩm;
- Có tính cạnh tranh cao và hiệu quả kinh tế – xã hội lớn;
- Có khả năng xuất khẩu hoặc thay thế sản phẩm nhập khẩu;
- Góp phần nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia.
III. CHI CHO NGHIÊN CỨU – PHÁT TRIỂN CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ KHU CÔNG NGHỆ CAO
– Tổng chi cho nghiên cứu – phát triển được thực hiện tại Việt Nam chiếm tỷ lệ không dưới 5% tổng doanh thu hàng năm. Hoặc chi hoạt động nghiên cứu – phát triển thực hiện tại Việt Nam. Chiếm tỷ lệ không dưới 1% tổng doanh thu hàng năm.
– Nội dung chi nghiên cứu – phát triển và nội dung chi hoạt động nghiên cứu – phát triển. Được quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Quyết định 27/2006/QĐ-BKHCN.
IV. YÊU CẦU VỀ LAO ĐỘNG TRỰC TIẾP THAM GIA NGHIÊN CỨU
Số lao động có bằng đại học trở lên trực tiếp tham gia nghiên cứu – phát triển của dự án phải đạt ít nhất 5% tổng số lao động của dự án.
V. YÊU CẦU VỀ DÂY CHUYỀN, HỆ THỐNG QUẢN LÝ CỦA CÔNG NGHỆ
– Dây chuyền công nghệ của dự án phải đạt trình độ tiên tiến. Đảm bảo các yêu cầu sau: sản xuất trên dây chuyền được chuyên môn hóa và tổ chức theo phương pháp tự động hóa. Trong đó có ít nhất 1/3 (một phần ba) số lượng thiết bị tự động được điều khiển theo chương trình. Được bố trí trong không gian làm việc đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Hệ thống quản lý chất lượng của dự án phải đạt các tiêu chuẩn quốc tế chuyên ngành. (ví dụ như ISO 9000/2001, CMM hoặc GMP, v.v.). Phải áp dụng hệ thống quản lý doanh nghiệp bằng máy tính.
– Dự án phải tuân thủ các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về môi trường. Trong lĩnh vực hoạt động của dự án theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khuyến khích dự án đạt được các tiêu chuẩn quốc tế về môi trường. Như ISO 14000 hoặc tiêu chuẩn tương đương.
– Danh mục lĩnh vực và sản phẩm công nghệ cao được ưu tiên phát triển. Được quy định chi tiết tại Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg ngày 25/11/2014 của Thủ tướng. Đối với các công nghệ cao và sản phẩm công nghệ cao không nằm trong Danh mục ban hành kèm theo Quyết định này. Nhưng thuộc trường hợp cấp thiết phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội. Thì Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì. Phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.