Chuyển nhượng dự án đầu tư thuộc diện xin cấp chủ trương của UBND cấp tỉnh

Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, chủ đầu tư hoàn toàn có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư của mình cho nhà đầu tư khác. Khi chuyển nhượng dự án đầu tư, nhà đầu tư cần thực hiện thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đầu tư. Vậy, thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và thuộc diện xin cấp chủ trương của UBND cấp tỉnh được thực hiện như thế nào? Mời quý vị cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Hồng Minh.

1. Điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư

Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư cho nhà đầu tư khác khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

Thứ nhất, Không thuộc một trong các trường hợp bị chấm dứt hoạt động theo quy định tại khoản 1 Điều 48 của Luật đầu tư, bao gồm:

+ Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án

+ Theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp

+ Hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư

+ Dự án đầu tư thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47 của Luật đầu tư  mà nhà đầu tư không có khả năng khắc phục điều kiện ngừng hoạt động

+  Nhà đầu tư bị Nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án đầu tư hoặc không được tiếp tục sử dụng địa điểm đầu tư và không thực hiện thủ tục điều chỉnh địa điểm đầu tư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi đất hoặc không được tiếp tục sử dụng địa điểm đầu tư

+ Dự án đầu tư đã ngừng hoạt động và hết thời hạn 12 tháng kể từ ngày ngừng hoạt động, cơ quan đăng ký đầu tư không liên lạc được với nhà đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của nhà đầu tư

+ Sau 12 tháng mà nhà đầu tư không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện dự án theo tiến độ đăng ký với cơ quan đăng ký đầu tư và không thuộc trường hợp được giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Điều 46 của Luật này

+Theo bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài.

Thứ hai, Đáp ứng điều kiện đầu tư áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án thuộc ngành, nghề đầu tư có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài;

Thứ ba, Tuân thủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về kinh doanh bất động sản trong trường hợp chuyển nhượng dự án gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất;

Thứ tư, Điều kiện quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc theo quy định khác của pháp luật có liên quan (nếu có).

-> Mời bạn xem thêm thông tin: Chuyển nhượng dự án đầu tư thuộc diện cấp của chính phủ

2. Hồ sơ chuyển nhượng dự án đầu tư

Thành phần hồ sơ bao gồm: 

+ Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư theo mẫu phụ lục I-6 Thông tư 16/2015 quy định biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư và báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam.

+ Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư đến thời điểm chuyển nhượng dự án đầu tư; 

+ Hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư hoặc tài liệu khác có giá trị pháp lý tương đương; 

+ Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân, bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu khác có giá trị pháp lý tương đương đối với nhà đầu tư là tổ chức của nhà đầu tư nhận chuyển nhượng; 

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư (nếu có); 

+ Bản sao Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;

+  Bản sao một trong các tài liệu sau của nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư: 

  • Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư
  • Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ
  • Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính, 
  • Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư
  • Tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư

3. Thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư

Theo quy định tại Điều 37 Nghị định 118/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư

Bước 1: Nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ như trên

+ Số lượng hồ sơ: 04 bộ

Bước 2: Nộp hồ sơ chuyển nhượng dự án đầu tư

Nhà đầu tư chuyển nhượng dự án đầu tư  cho Cơ quan đăng ký đầu tư. Nhà đầu tư có thể tự mình nộp hồ sơ hoặc ủy quyền cho người khác đi nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết hành chính.

Bước 3: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ

Cơ quan đăng ký đầu tư tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ, cấp Giấy tiếp nhận hồ sơ cho Nhà đầu tư; nếu thành phần hồ sơ chưa đầy đủ thì chuyên viên tiếp nhận/hướng dẫn giải thích để nhà đầu tư bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Bước 4: Thẩm định và phê duyệt hồ sơ

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để lấy ý kiến thẩm định về điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư;

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan được gửi hồ sơ xin ý kiến có ý kiến về điều kiện chuyển nhượng thuộc phạm vi quản lý của mình;

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo về việc đáp ứng điều kiện chuyển nhượng dự án;

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân Tỉnh xem xét, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư;

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư.

Bước 5: Nhận kết quả giải quyết hành chính

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Trên đây là những ý kiến tư vấn của Luật Hồng Minh chúng tôi về vấn đề quý khách hàng yêu cầu. Nếu quý khách hàng có câu hỏi hay băn khoăn nào khác xin vui lòng liên hệ đến số hotline: 0843.246.222 để được luật sư của chúng tôi tư vấn trực tiếp.

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức khác

Design by Công ty Công nghệ và Truyền thông Ngọc Thắng
0843.246.222