Tài sản được hình thành trong tương lai là tài sản thuộc sở hữu bên bảo đảm được giao kết. Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm cả tài sản đã được hình thành tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm mới thuộc sở hữu của bên bảo đảm. Chế định tài sản hình thành trong tương lai là một bước tiến lớn trong khoa học pháp lí và là sản phẩm tất yếu của sự phát triển các giao dịch dân sự.
I. Đặc điểm của tài sản hình thành trong tương lai
- Là tài sản: tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền sở hữu quy định tại Điều 163 Bộ luật dân sự.
- Thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết.
- Bao gồm cả tài sản đã được hình thành tại thời điểm giao kết giao dịch đảm bảo, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch đảm bảo mới thuốc quyền sở hữu của bên đảm bảo.
II. Tài sản quy định là tài sản hình thành trong tương lai
Tài sản hình thành trong tương lai gồm:
- Tài sản được hình thành từ vốn vay;
- Tài sản đang trong giai đoạn hình thành hoặc đang được tạo lập hợp pháp tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm;
- Tài sản đã hình thành và thuộc đối tượng phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm thì tài sản đó mới được đăng ký theo quy định của pháp luật.
III. Các tài sản đảm bảo phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Điều kiện chung:
- Tài sản do các bên thỏa thuận và phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm. Bên bảo đảm là bên có nghĩa vụ hoặc người thứ ba mà người này cam kết dùng tài sản thuộc sở hữu của họ để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ đối với bên có quyền.
- Tài sản đảm bảo không phải là đối tượng bị tranh chấp về quyền sở hữu cũng như quyền sử dụng.
- Tài sản bảo đảm phải là tài sản được phép lưu thông. Những tài sản gắn với yếu tố nhân thân của chủ thể không thể là đối tượng của các biện pháp bảo đảm.
- Tài sản bảo đảm phải được xác định cụ thể.
- Một tài sản cũng có thể được dùng để làm vật bảo đảm cho việc thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự, nếu tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm, vật đó có giá trị hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
2. Điều kiện đối với tài sản hình thành trong tương lai
Ngoài những điều kiện chung trên, tài sản hình thành trong tương lai còn phải đáp ứng các điều kiện sau mới được phép giao dịch:
- Điều kiện thứ nhất. Tài sản hình thành trong tương lai sử dụng vào giao dịch bảo đảm phải là “vật”. “Vật” có thể gồm: động sản; bất động sản; vật chính; vật phụ; vật tiêu hao; vật không tiêu hao; vật cùng loại; vật đặc định.
- Điều kiện thứ hai. Tài sản hình thành trong tương lai dùng vào giao dịch bảo đảm phải là tài sản chưa hình thành. Quy định này loại trừ những tài sản đã hiện hữu có được do mua bán; tặng cho; thừa kế;… nhưng chưa hoàn thành việc chuyển giao quyền sở hữu.
- Điều kiện thứ ba: Tài sản hình thành trong tương lai dùng vào việc bảo đảm sẽ phải thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp nhưng hiện tại chưa có giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu.
CÔNG TY TƯ VẤN LUẬT HỒNG MINH
Hotline: 0969 439 507
Email: tuvanhongminh@gmail.com
Trụ sở chính: Số 31 Ngõ 221 Vĩnh Hưng, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội
VPGD: Phòng 611, toà 27A1 Green star, 234 Phạm Văn Đồng, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.